Theo đó, việc sử dụng kinh phí từ nguồn chi thường xuyên được áp dụng cho các nội dung sau:
- Tổ chức hoạt động phổ biến thông tin rộng rãi về đối tượng, lộ trình dán nhãn năng lượng.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân.
- Khảo sát, đánh giá chuyển đổi thị trường hiệu suất năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ tiêu về chi phí năng lượng riêng, hiệu suất năng lượng tối thiểu.
- Mua sắm, thuê trang thiết bị để thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận hiệu suất năng lượng.
- Kiểm tra, giám sát, hội nghị, hội thảo việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
- Lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng trên thị trường.
- Mua số liệu khảo sát, mua mẫu thực hiện kiểm tra hậu kiểm đối với các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên thị trường.
Thông tư 91/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 18/12/2018.