Theo đó, để tạo điều kiện cho công tác triển khai Thông tư 68, Tổng cục Thuế giới thiệu một số nội dung về HĐĐT, đơn cử như:
- Nội dung trên HĐĐT;
- Các trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung;
- Định dạng HĐĐT;
- Việc áp dụng HĐĐT;
- Các trường hợp rủi ro cao về thuế sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế;
- Sử dụng HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh;
- Sử dụng HĐĐT trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ;
- Trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế;
- Xử lý hóa đơn có mã và không có mã khi có sai sót;
- Chuyển dữ liệu HĐĐT không có mã đến cơ quan thuế;
- Xử lý sự cố khi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế;…
Xem chi tiết nội dung tại Công văn 4178/TCT-CS ngày 15/10/2019.
Về Thông tư 68, Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft lưu ý đối với tổ chức để được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là phải đảm bảo chặt chẽ về nhiều điều kiện.
Thứ nhất, về nhân sự phải có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu; có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
Thứ hai, về chủ thể phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức; có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức; đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
Thứ ba, về tài chính phải có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, còn phải đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật theo quy định.