Theo đó, mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu của những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ sẽ như sau:
- NLĐ làm việc tại Vùng I: 4.729.400 đồng/tháng (hiện hành là 4.472.600 đồng/tháng);
- NLĐ làm việc tại Vùng II: 4.194.400 đồng/tháng (hiện hành là 3.969.700 đồng/tháng);
- NLĐ làm việc tại Vùng III: 3.670.100 đồng/tháng (hiện hành là 3.477.500 đồng/tháng);
- NLĐ làm việc tại Vùng IV: 3.284.900 đồng/tháng (hiện hành là 3.124.400 đồng/tháng).
Để xác định địa phương mình đang làm việc thuộc vùng nào, vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhận định: “Lương tối thiểu vùng 2020 tăng từ 150.000 – 240.000 đồng/tháng sẽ giúp thu nhập bình quân của NLĐ tăng lên, dần đảm bảo được mức sống tối thiểu theo đúng lộ trình đã được đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu cũng sẽ tác động đến các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Dù vậy, thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp đang thực hiện chi trả lương cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng năm 2019 nên việc tăng lương tối thiểu năm 2020 sẽ chủ yếu tác động đến chi phí đóng BHXH mà thôi”.
Nghị định 90/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.