Theo đó, giải thích một số tình tiết là dấu hiệu định tội của các tội phạm tham nhũng, đơn cử như:
- Dấu hiệu “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” tại khoản 1 các Điều 353, 354, 355, 358 là trường hợp:
Trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.
- Dấu hiệu “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” tại Khoản 1 Điều 355 - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có nghĩa là:
Sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Ví dụ: A là Phó chủ tịch UBND tỉnh, A không được phân công phụ trách lĩnh vực đất đai nhưng vẫn ra quyết định thu hồi đất của công ty X để giao cho công ty Y (công ty của gia đình A).
Ngoài ra, Nghị quyết còn giải thích một số tình tiết định khung hình phạt như dùng thủ đoạn xảo quyệt, dùng thủ đoạn nguy hiểm, phạm tội từ 2 lần trở lên,...
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021.