Theo đó, căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học cụ thể, địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
UBND cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các phương thức: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến cho Bộ GD&ĐT. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh;
- Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số;
- Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
(So với quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, bổ sung thêm phương thức nộp hồ sơ trực tuyến cho Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số).
Bộ GD&ĐT xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 07/01/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011.