Theo đó, các trường hợp chấm dứt hợp đồng của tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT bao gồm:
- Hợp đồng hết thời hạn và không được gia hạn.
- Hợp đồng đã được gia hạn một lần. (nội dung mới)
- Tổ chức dịch vụ không đáp ứng đủ nhân lực hoặc nhân viên không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BHXH . (nội dung mới)
- Tổ chức dịch vụ vi phạm các điều khoản trong Hợp đồng đã ký.
- Tổ chức dịch vụ không hoàn thành kế hoạch phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng được giao. (Trước đây quy định thời gian là 2 năm liên tiếp)
- Tổ chức dịch vụ vi phạm pháp luật, bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. (nội dung mới)
- Tổ chức dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Giả mạo hổ sơ, chứng từ tham gia BHXH, BHYT.
+ Thực hiện không đúng quy định về: Sử dụng biên lai thu tiền; thu tiền của người tham gia; không nộp tiền hoặc nộp không đúng số tiền đã thu; nộp tiền không đúng thời gian.
+ Có hành vi gian lận để lạm dụng quỹ BHXH, BHYT.
+ Không trả số BHXH, thẻ BHYT của người tham gia.
- Thay đổi chủ thể ký hợp đồng hoặc căn cứ pháp lý. (nội dung mới)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Quyết định 1155/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 12/5/2022 và thay thế Quyết định 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào? Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những lợi ích gì?