Theo đó, nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản; (quy định mới)
- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp:
+ Tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ;
+ Xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định 33/2019/NĐ-CP .
(Quy định mới bổ sung các trường hợp ngoài trừ)
Thêm vào đó, khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản.
Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 30/7/2022, thay thế Thông tư 178/2013/TT-BTC và Thông tư liên tịch 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT .
>>> Xem thêm: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?