Theo đó, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như sau:
(1) Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến:
Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC .
(2) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp (1) mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm:
Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC .
(Điểm mới so với Thông tư 74/2015/TT-BTC )
(3) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp (1) mà phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm:
- Mức trích kinh phí (chưa bao gồm kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
- Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC .
Thông tư 61/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 20/11/2022 và thay thế Thông tư 74/2015/TT-BTC .