Cụ thể, nếu đảng viên bị kỷ luật oan thì sẽ được tiến hành phục hồi quyền lợi như sau:
- Đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì được phục hồi lại các quyền lợi đã bị ảnh hưởng theo quy định (nhận xét, đánh giá, điều kiện quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng…).
- Đảng viên bị kỷ luật cách chức hoặc cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm (nếu có)... thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, tình hình thực tế của cơ quan, địa phương, đơn vị để xem xét phục hồi chức vụ hoặc bố trí vào vị trí công tác, chức vụ tương đương.
- Đảng viên bị kỷ luật khai trừ hoặc đã ra khỏi Đảng thì tổ chức đảng có thẩm quyền phục hồi đảng tịch, phục hồi quyền đảng viên hoặc công nhận là đảng viên (nếu cá nhân có đơn).
Để được phục hồi các quyền lợi trên, đảng viên cần phải đảm bảo các căn cứ sau đây:
- Kết luận hoặc quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền xác định tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan.
- Kết luận, quyết định, bản án của cơ quan pháp luật xác định đảng viên bị điều tra, truy tố, xét xử oan dẫn đến tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan.
Ngoài ra, đảng viên bị kỷ luật oan sẽ còn được công khai xin lỗi trên báo chí của địa phương, trang thông tin điện tử (nếu có) của cấp uỷ cơ quan, đơn vị nơi tổ chức đảng, đảng viên đã bị kỷ luật oan, nơi đang cư trú hoặc làm việc.
Theo đó, đảng viên bị kỷ luật oan không được xin lỗi và phục hồi quyền lợi trong các trường hợp:
- Sau khi bị kỷ luật oan đã không giữ được tư cách, phẩm chất, tiêu chuẩn đảng viên hoặc vi phạm bị kỷ luật.
- Nhận lỗi thay cho người khác dẫn đến bị kỷ luật oan.
- Từ chối việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
- Tự ý bỏ sinh hoạt đảng.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và trách nhiệm của đảng viên theo quy định tại Điều 8 Quy định 117-QĐ/TW .
Xem thêm nội dung tại Quy định 117-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày ký.