Theo đó, các yêu cầu trong Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
- Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành công việc;
- Có lộ trình thực hiện cụ thể để khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2024) thì các hoạt động được triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước;
- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mục đích của Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm các nội dung như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong tuân thủ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả;
- Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Xem thêm Quyết định 1012/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 31/8/2023.