(1) Hồ sơ thi thăng hạng
- Công văn đề nghị của đơn vị;
- Đơn xin dự thi;
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Lưu ý: Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
(2) Thủ tục thi thăng hạng
- Bước 1: Các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương có viên chức dự thi mà không có điều kiện thi riêng tổng hợp nhu cầu, gửi danh sách về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Bảo trợ xã hội).
Thời gian thực hiện là trước ngày 31/03 hằng năm.
- Bước 2: Cục Bảo trợ xã hội sẽ tổng hợp danh sách, nhu cầu dự thi và gửi Vụ Tổ chức cán bộ để rà soát danh sách đủ điều kiện dự thi thăng hạng.
Sau đó, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin chủ trương.
- Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ gửi xin ý kiến Bộ Nội vụ để tiến hành tổ chức kỳ thi chung.
Xem chi tiết tại Quyết định 1290/QĐ-LĐTBXH có hiệu lực từ ngày 31/8/2023.