Theo đó, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:
+ Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành;
+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
+ Có tinh thần trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực, nhóm ngành, nghề: Đào tạo giáo viên, Tâm lý học, Công tác xã hội, Sức khỏe.
+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Hiểu và biết vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương liên quan đến công tác giáo dục người khuyết tật;
+ Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
+ Vận dụng được kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản vào công việc hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
+ Có khả năng thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
+ Có kỹ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
Xem chi tiết tại Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16/12/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22/6/2016.