Xét kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài (ĐTNN) năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 kèm theo Công văn 9614/BKHĐT-ĐTNN ngày 16/11/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang có ý kiến như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương: khẩn trương triển khai các giải pháp đã được nêu tại Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 308/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 - 2030.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Phối hợp các địa phương tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư, công tác giám sát và thực thi pháp luật để có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời; đẩy mạnh công tác hỗ trợ sau đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài.
+ Phối hợp, hỗ trợ các địa phương xúc tiến, đàm phán, tư vấn chính sách, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón dòng vốn ĐTNN trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
+ Tuyên truyền quảng bá về sự sẵn sàng của Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư thế hệ mới với các lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, môi trường đầu tư thực sự thuận lợi với sự đồng hành, hỗ trợ tối đa của chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
+ Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư ngoài thuế đối với dự án công nghệ cao khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
- Bộ Tài chính: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tác động, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành những chính sách hiệu quả với lộ trình phù hợp nhầm giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng hiệu quả khi triển khai quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu và điều chỉnh khung ưu đãi đầu tư của Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Tăng cường năng lực bộ máy thực thi của các địa phương. Cải cách thủ tục và bộ máy hành chính theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ.
+ Chủ động tiếp cận, hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương đẩy nhanh xử lý các thủ tục về đầu tư kinh doanh; triển khai các dịch vụ hành chính công điện tử cho các nhà đầu tư.
+ Rà soát, chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng, đất đai, hạ tầng, lao động, năng lượng... để sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư dịch chuyển, tái định vị sản xuất.
+ Rà soát các khu công nghiệp để chuẩn bị quỹ đất sạch sẵn sàng đón làn sóng ĐTNN. Đồng thời, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ (điện, nước, hạ tầng giao thông vận tải, viễn thông, logistic...) để tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn.
+ Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với việc thực thi không đúng quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTNN (chậm xử lý thủ tục đầu tư; cấp GCNĐK không đúng về ưu đãi đầu tư, ngành nghề kinh doanh; xử lý thiếu nhất quán dẫn đến khiếu kiện,....).
Xem chi tiết tại Công văn 9606/VPCP-QHQT ngày 07/12/2023.