Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới nhất năm 2023 và văn bản hướng dẫn (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới nhất năm 2023 là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi 03 Luật sau:
- Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024).
- Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024).
Văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới nhất năm 2023 bao gồm:
- Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
- Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Công văn 3068/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn nội dung về triển khai, thực hiện dự án PPP do Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư.
- Thông tư 50/2022/TT-BGTVT quy định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, bao gồm:
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020.
- Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020.
- Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
+ Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
+ Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
+ Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
- Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
+ Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
+ Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
+ Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
+ Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
+ Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP.
- Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP.
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
- Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
+ Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
+ Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
- Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.