Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt tại Quyết định 1484 /QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gồm:
(1) Tuyên truyền phổ biến quán triệt chủ trương Chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số;
(2) Hoàn thiện cơ chế chính sách;
(3) Triển khai một số chương trình, nhiệm vụ cụ thể phục vụ chuyển đổi số của BTC.
Bên cạnh đó, bổ sung một số yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể:
- Nhận thức số:
+ Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số với mục tiêu trao đổi, chia sẻ cách làm để nâng cao nhận thức số, triển khai chuyển đổi số của BTC, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số;
+ Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về triển khai chuyển đổi số với BTC của một số quốc gia đã có kinh nghiệm trên thế giới.
- Thể chế số: Tiếp tục ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi số nhanh, bền vững chuyển đổi số ngành Tài chính, trước hết là các chính sách chuyển đổi số để cải cách hành chính.
- Hạ tầng số: Khai thác hiệu quả trung tâm dữ liệu của BTC tập trung phục vụ nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ.
- Dữ liệu số:
+ Tiếp tục xây dựng CSDL quốc gia về tài chính, trong đó có phương án phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong tạo lập, quản lý, cập nhật, chia sẻ, khai thác bảo đảm dữ liệu “đúng, đù, sạch, sống”, “dọc, ngang thông suốt” trên quy mô quốc gia;
+ Thiết lập, mở rộng dữ liệu mở của BTC cho người dân, doanh nghiệp.
- Nền tảng số: Xây dựng Nền tảng cửa khẩu số, cảng biển số, thuế điện tử.
- Nhân lực số:
+ Tiếp tục triển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho công chức, viên chức ngành Tài chính trong đó, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho công chức, viên chức, người lao động trước ngày 30 tháng 3 hàng năm, đồng thời tổ chức đào tạo về kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, chuẩn đầu ra về dữ liệu lớn cho đối tượng là học viên, sinh viên tại các các cơ sở đào tạo, đại học thuộc Bộ;
+ Thu hút, tuyển dụng, bồi dưỡng nhân lực chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước hoặc thuê chuyên gia tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Tăng cường trao đổi, làm việc khảo sát và học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chuyển đổi số.
- An toàn thông tin mạng:
Các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng bao gồm các hoạt động như:
+ Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đàm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
+ Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin;
+ Triển khai các hoạt động nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin (đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực về an toàn thông tin mạng; tổ chức diễn tập về an toàn thông tin mạng),...
- Chính phủ số: Cập nhật, hoàn thiện Kiến trúc tổng thể hướng tới BTC (Quyết định 2366 /QĐ-BTC ngày 30/12/2020) đàm bảo phù hợp theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kinh tế số: Tiếp tục triển khai có hiệu quả nền tảng hóa đơn điện tử, xây dựng và triển khai nền tảng cửa khẩu số, cảng biển số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia tương tác, sử dụng các dịch vụ của BTC.
- Xã hội số: Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng mobile đối với các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi, hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp của BTC nhằm mục tiêu giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao trải nghiệm người dùng khi tham gia tương tác, sử dụng dịch vụ của BTC.
Xem thêm tại Quyết định 837/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 15/4/2024.