Cụ thể, việc cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin xe ra, vào bến xe khách được quy định như sau:
- Các thông tin cung cấp trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến gồm: tên bến xe (tên, mã số bến xe theo quyết định công bố); tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải (tên, mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải); họ và tên lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động (mã số tuyến, bến xe nơi đi, bến xe nơi đến); giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế);
- Các thông tin cung cấp trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến được cung cấp liên tục về phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam với thời gian không quá 03 phút, kể từ khi xe xuất bến.
(Hiện hành tại khoản 4 Điều 51 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT ) quy định về việc cung cấp thông tin trên lệnh vận chuyển như sau:
- Các thông tin nhận dạng mặc định gồm: Tên, mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hoặc đơn vị bến xe khách thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã); tên, mã số bến xe (điểm đầu cuối đối với tuyến xe buýt); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và số chỗ); thông tin về tuyến hoạt động (mã số tuyến, bến xe nơi đi, bến xe nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt)); giờ xe xuất bến theo kế hoạch.
- Các thông tin từng chuyến xe gồm: thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); giờ xe xuất bến thực tế; số lượng hành khách khi xe xuất bến).
Xem chi tiết tại Thông tư 18/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.