Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau:
[1] Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án.
- Phân công cán bộ chuyên môn bám sát quá trình tổ chức lập, thẩm định hồ sơ dự án
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thực hiện hướng dẫn, xử lý hồ sơ liên quan đến công tác thẩm định dự án, tham mưu xử lý đảm bảo chất lượng và tiến độ
[2] Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ.
- Chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn.
[3] Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là nút thắt trong triển khai dự án cần phải tập trung tháo gỡ; chỉ đạo Chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
- Ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện.
[4] Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên.
- Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất... phục vụ các dự án đầu tư công đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
[5] Đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
- Chỉ đạo các Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có khối lượng hoàn thành, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý, hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước làm cơ sở kiểm soát, thanh toán và hoàn ứng theo quy định.
- Khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
[6] Tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công.
- Tăng cường tần suất kiểm tra dự án để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư côngGiải ngân vốn đầu tư công đảm bảo thực chất, không lạm dụng việc tạm ứng hợp đồng.
- Đảm bảo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, hạn chế trình cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian bố trí vốn dự án.
[7] Tiếp tục duy trì hoạt động các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng để chỉ đạo thực hiện kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trên địa bàn.
[8] Đảm bảo nguồn vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư phát triển.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá sát tình hình, diễn biến thị trường để đề ra các giải pháp tăng thu ngân sách, các giải pháp về đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư.
[9] Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương có dự án đầu tư công trên địa bàn.
Xem thêm tại Chỉ thị 26/CT-TTg ban hành ngày 8/8/2024.