Theo đó, tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024 như sau:
- Hình thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi:
+ Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella tại các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường và các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã tùy vào điều kiện của từng địa phương.
+ Triển khai tại các điểm tiêm ngoài trạm: Đối với các địa phương là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận.
+ Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
- Tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi:
+ Trạm Y tế xã tổ chức buổi tiêm chủng, triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR tại Trạm Y tế xã hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục để bố trí điểm tiêm chủng theo quy định.
+ Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP và Thông tư 34/2018/TT-BYT .
+ Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm tiêm cho riêng vắc xin MR hoặc không quá 50 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm nếu tiêm cùng các vắc xin khác.
+ Rà soát và tiêm vét những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét để hạn chế số trẻ bị bỏ sót.
+ Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngay cuối mỗi đợt hoặc vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.
Lưu ý: Trong chiến dịch KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi hoặc MR hoặc vắc xin có chứa thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm; KHÔNG tiêm vắc xin MR cho đối tượng đã tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.
Sau chiến dịch, trường hợp trẻ từ 01 tuổi trở lên đã tiêm 02 mũi vắc xin sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi trẻ đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên.
- Kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm.
+ Phòng chống sốc: Bố trí trang bị, nhân lực tại chỗ, sự hỗ trợ và tham gia công tác phòng chống sốc của hệ điều trị (có bảng phân công cơ sở điều trị/đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho từng huyện/xã).
+ Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm nếu có.
+ Giám sát, báo cáo phản ứng sau tiêm: Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
Xem thêm tại Quyết định 2495/QĐ-BYT ban hành ngày 22/8/2024.