Theo đó, khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã do Đại hội thành viên xem xét quyết định, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Hội đồng quản trị xem xét, quyết định lãi suất cho vay nội bộ cụ thể phù hợp với thời hạn cho vay, mục đích vay vốn những không được vượt quá khung lãi suất cho vay nội bộ do Đại hội thành viên quyết định.
Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn trên dư nợ gốc ghi trong hợp đồng cho vay nội bộ.
Các mức lãi suất cho vay phải được niêm yết công khai tại trụ sở hợp tác xã.
Lưu ý: Hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Nguồn vốn cho vay nội bộ bao gồm: thu nhập còn lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính khác, xử lý lỗ, trích lập các quỹ và phân phối cho thành viên theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023, vốn điều lệ, các nguồn vốn chủ sở hữu khác nhưng tối đa bằng 30% số vốn chủ sở hữu được ghi nhận tại báo cáo tài chính năm của năm trước liền kề của hợp tác xã gửi cơ quan quản lý thuế;
- Việc cho vay nội bộ phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ, trong đó bao gồm các nội dung chính: quản lý, kiểm tra việc cho vay nội bộ; biện pháp xử lý rủi ro; biện pháp xử lý đền bù thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định của hợp tác xã trong hoạt động cho vay nội bộ gây tổn thất cho hợp tác xã;
- Các điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 83 Luật Hợp tác xã 2023.
Nghị định 113/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2024.