Doanh nghiệp có được sử dụng tiền vay nước ngoài để trả nợ ngắn hạn trong nước?
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-NHNN có quy định như sau:
- Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay đến 01 năm.
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay trên 01 năm.
Doanh nghiệp có được sử dụng tiền vay nước ngoài để trả nợ ngắn hạn trong nước?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN đã quy định về mục đích vay nước ngoài áp dụng đới với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể:
- Mục đích vay ngắn hạn nước ngoài:
+ Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;
+ Ngoài mục đích quy định lại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.
- Mục đích vay trung, dài hạn nước ngoài:
Bên đi vay chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:
+ Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
- Việc sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN phải phù hợp với:
+ Phạm vi ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, phạm vi Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
+ Phạm vi hoạt động hợp pháp khác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của bên đi vay.
- Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
+ Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
+ Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
+ Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Như vậy, dựa trên quy định đã nêu thì doanh nghiệp không được phép vay nước ngoài (bất kể là khoản vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) với mục đích là trả nợ trả nợ ngắn hạn trong nước.
Căn cứ theo a điểm a khoản 7 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
…
7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ trường hợp quy định tại các điểm g khoản 3, điểm d, g khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
…
Theo đó, doanh nghiệp nếu vi phạm về quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.