Nghị định mới có hiệu lực từ 01/03/2015

27/02/2015 09:25 AM

Tiếp theo bài viết Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/03/2015, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giới thiệu tiếp các Nghị định mới có hiệu lực trong ngày này.

Ms.Thúy Vy
1. Hướng dẫn mới về tiền lương

Nhiều điểm mới về tiền lương được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Đơn cử như:

Người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) công bố tại thời điểm trả lương.

Nếu NHNNVN không quy định thì dựa trên lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Ngoài ra, Nghị định còn nêu rõ việc thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp phải thực hiện trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghị định 05 thay thế các Nghị định 196-CP năm 1994, 41-CP năm 1995, 93/2002/NĐ-CP, 33/2003/NĐ-CP, 11/2008/NĐ-CP .

2. Ngành dầu khí: Công ty con không được đầu tư góp vốn vào công ty mẹ

Đó là một trong những Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Chính phủ ban hành tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP .

Ngoài ra công ty con, đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ không được:

- Góp vốn cùng Công ty mẹ để thành lập doanh nghiệp mới;

- Góp vốn, mua cổ phần khi cổ phần hóa các đơn vị trong cùng Tập đoàn hoặc tổ hợp Công ty mẹ - công ty con.

Nếu doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài không đúng đối tượng nhưng không thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư như quy định thì sẽ bị xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên.

Nghị định này thay thế Nghị định 142/2007/NĐ-CP44/2010/NĐ-CP .

3. Xác định thiệt hại đối với môi trường

Hình thức, thời điểm thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định cụ thể tại Nghị định 03/2015/NĐ-CP . Theo đó:

Dữ liệu, chứng cứ xác định có thể dưới hình thức: Hình ảnh, băng từ, dữ liệu thu được từ quan trắc, đo đạc, phân tích, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các hình thức khác.

Thời điểm thu thập dữ liệu, chứng cứ phải được thu thập lúc  môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức cao nhất tính từ khi xảy ra hoặc tại thời điểm phát hiện môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.

Đồng thời quy định: các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn đến thiệt hại đối với môi trường diễn ra trước ngày 01/01/2015 mà chưa được bồi thường thì việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường theo Nghị định này.

Nghị định 03 thay thế cho Nghị định 113/2010/NĐ-CP .

4. Cho phép giảm tối đa 5% giá bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Theo đó:

Nếu người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trả tiền một lần ngay sau khi mua thì được giảm giá tối đa là 5% giá bán.

Nếu  tập thể người lao động trong doanh nghiệp trúng đấu giá hoặc là người duy nhất đăng ký mua, thì được giảm 15% giá bán.

Giá bán nêu trên không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất nhưng không vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có tại doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.

Nghị định 128 bãi bỏ Nghị định 109/2008/NĐ-CP .

5. Thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên

Chủ tàu phải có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên gồm:

- Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương;

- Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;

- Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;

- Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;

- Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 121/2014/NĐ-CP .

6. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về pháp luật

Nghị định 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật đã quy định rõ nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.

- Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.

- Bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.

- Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Nghị định 113 thay thế Nghị định 78/2008/NĐ-CP .

7. Cấm quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ

Ngày 06/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo. Theo đó:

Nghiêm cấm các hành vi quảng cáo:

- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;

- Thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi;

- Bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức;
 
- Sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.

Nghị định 100 thay thế Nghị định 21/2006/NĐ-CP .

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 18,680

VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 14:00 | 04/11/2024 Quyết định 3703/QĐ-BNN-LN ngày 30/10/2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 11:50 | 04/11/2024 Thông tư 30/2024/TT-BYT ngày 04/11/2024 quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện
  • 10:50 | 04/11/2024 Thông tư 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024 quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
  • 09:10 | 04/11/2024 Quyết định 3238/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2024 về Quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • 08:25 | 04/11/2024 Công văn 7030/BGDĐT-KHTC ngày 31/10/2024 thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
  • 08:20 | 04/11/2024 Thông tư 29/2024/TT-BYT ngày 03/11/2024 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá
  • 08:15 | 04/11/2024 Thông tư 75/2024/TT-BTC ngày 31/10/2024 sửa đổi Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • 07:50 | 04/11/2024 Thông báo 501/TB-VPCP ngày 01/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đường bộ 2024 và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
  • 07:35 | 04/11/2024 Thông tư 74/2024/TT-BTC ngày 31/10/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
  • 07:30 | 04/11/2024 Quyết định 3291/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 124/2024/NĐ-CP và Nghị định 125/2024/NĐ-CP

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]