Xóa bỏ phí "bôi trơn" 18/10/2024 17:00 PM

Mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/10/2024 17:00 PM

Năm 2024, Chính phủ đặt ra một số mục tiêu và giải pháp để cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2024

Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 do Chính phủ ban hành, đặt mục tiêu tổng quát là:

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

- Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

- Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc.

- Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc.

- Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc.

- Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc.

- Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc.

- An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.

Theo đó, đặt mục tiêu năm 2024 tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa quy định, cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau:

  1. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ có kết quả cắt giảm, đơn giản hóa quy định, chi phí tuân thủ quy định trong giai đoạn 2020-2023 dưới 15%: Chỉ tiêu năm 2024 tối thiểu 10%.
  2. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ có kết quả cắt giảm, đơn giản hóa quy định, chi phí tuân thủ quy định trong giai đoạn 2020-2023 từ 15% trở lên: Chỉ tiêu năm 2024 tối thiểu 5%.

Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh

Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh (Hình từ internet)

Nhiệm vụ, giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh

Tại Phụ lục II (Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm) của Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024 có nêu giải pháp nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với các bộ, cơ quan Trung ương như sau:

- Chủ động nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý; kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Trường hợp cần thiết đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có báo cáo đánh giá tác động toàn diện. Hoàn thành trong tháng 9 năm 2024.

- Chủ động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng: (i) Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, khó dự đoán, và không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng; (ii) Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; và (iii) Rà soát các loại chứng chỉ và kiến nghị bãi bỏ chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ có sự trùng lắp về nội dung để tránh lãng phí chi phí của xã hội. Hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.

- Thực hiện cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin liên quan khác để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình tra cứu, khai thác các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tích cực thực hiện tham vấn, tương tác với người dân, doanh nghiệp, đối tượng chịu sự tác động của quy định, văn bản quy phạm pháp luật thông qua Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; khai thác dữ liệu trên Cổng để phục vụ công tác thẩm định, thẩm tra và rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 306

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]