TIỆN ÍCH NÂNG CAO
Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Mẫu hợp đồng

Mẫu hợp đồng => HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN LÀ NHÀ Ở XÃ HỘI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Cập nhật: 30/08/2023

Căn cứ: Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV
Tải về

Chỉnh sửa và tải về

Mẫu số 09/NƠXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN1

(Tài sản thế chấp là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai)

Số: ……………../HĐTC

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan;

Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

Căn cứ văn bản số 8586/NHCS-TDSV ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tổng Giám đốc NHCSXH về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở;

Căn cứ vào Hợp đồng ba bên số …… ngày …..tháng …….năm ………..đã ký giữa người vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội và chủ đầu tư nhà ở xã hội;

Căn cứ Hợp đồng tín dụng số ……..ngày …….tháng ……năm………. đã ký giữa Ông (bà): ……………………………………….. với chi nhánh (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (huyện) ……………………….;

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ………… tại …………………………… chúng tôi gồm:

I. BÊN THẾ CHẤP

Ông (bà): ……………………………… Ngày, tháng, năm sinh:………./…………/………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ………………………………………… Ngày cấp: ……../………/………. Nơi cấp: ……………………………………………

Nơi đăng ký cư trú: ……………………………………………………………………………….

Nơi cơ quan công tác: ……………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………

Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/H chiếu của các đồng sở hữu tài sản (nếu có) theo quy định của pháp luật:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

II. BÊN NHẬN THẾ CHẤP

Chi nhánh (Phòng giao dịch) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (huyện) …………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………

Người đại diện: …………………………………………………..Chức vụ: ……………………

Giấy ủy quyền số2: ……………… ngày …../……/……. của …………………………………

Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp nhà ở xã hội mua, thuê mua của chủ đầu tư theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1

NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM

1. Bên thế chấp đồng ý thế chấp nhà ở xã hội mua, thuê mua của chủ đầu tư nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm là tổng số tiền vay: ……………… đồng (Bằng chữ: ………………………………………………) và tiền lãi phát sinh, phí (nếu có) theo Hợp đồng tín dụng số....ngày..../..../ ký giữa Chi nhánh (Phòng giao dịch) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (huyện) ……………………………… với Bên vay.

3. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả các nghĩa vụ quy định tại các Phụ lục trong trường hợp Hợp đồng tín dụng được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc có sửa đổi bổ sung làm thay đổi nghĩa vụ được bảo đảm.

ĐIỀU 2

TÀI SẢN THẾ CHẤP

Bên thế chấp cam kết dùng tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai theo Hợp đồng mua bán/thuê mua nhà ở xã hội số ……………… ngày ……/……/……….. đã ký giữa ………………với ………………………………………………Chi tiết tài sản như sau:

+ Giá trị Hợp đồng mua/thuê mua là ………………………………………………….. đồng

+ Thuộc dự án: …………………………………………………………………………………….

+ Địa chỉ nhà ở: ……………………………………………………………………………………

+ Loại nhà ở, căn hộ số, tầng số: ……………………………………………………………….

+ Tổng diện tích sàn nhà ở: …………………………m2

+ Tổng diện tích sử dụng đất ở, trong đó: Sử dụng chung: ……m2; Sử dụng riêng:  m2

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Trong thời gian nhà ở được hình thành và chưa được cấp Giấy chứng nhận, Bên thế chấp giao bản gốc Hợp đồng mua bán/thuê mua nhà ở xã hội cho Bên nhận thế chấp.

Sau khi tài sản thế chấp là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai đã hình thành tiếp tục được dùng thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng tín dụng số....ngày..../..../…….. ký giữa Chi nhánh (Phòng giao dịch) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (huyện) ………………………… với Bên vay; Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bên thế chấp giao bản gốc giấy tờ này cho Bên nhận thế chấp.

ĐIỀU 3

GIÁ TRỊ TÀI SẢN THẾ CHẤP

1. Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này là: ………………………… đồng (Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………… )

Theo giá trị của Hợp đồng mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội số ……………ngày.../.../... đã ký giữa Chủ đầu tư và Bên thế chấp.

Các vật phụ, trang thiết bị, tài sản đầu tư, lắp đặt thêm cho và/hoặc gắn liền với tài sản thế chấp đều thuộc tài sản thế chấp. Mọi tài sản gắn liền và/hoặc phục vụ cho việc vận hành, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp trước và trong quá trình xử lý tài sản thế chấp đều thuộc tài sản thế chấp và Bên nhận thế chấp được quyền xử lý, cho dù tài sản đó tồn tại trước hay sau thời điểm ký Hp đng này, cho dù tài sản đó do Bên thế chấp đầu tư hay cho phép bên thứ ba đầu tư.

Giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký Hợp đồng này không áp dụng khi xử lý tài sản thế chấp.

2. Định giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Khi tài sản thế chấp có sự biến động về giá (giá thị trường, hao mòn, thay đổi tính năng, công dụng...) ảnh hưởng tới nghĩa vụ bảo đảm của tài sản;

- Bên nhận thế chấp kiểm tra phát hiện tài sản bị giảm giá trị vì hư hỏng, lạc hậu, mất mát...

ĐIỀU 4

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN THẾ CHẤP

1. Nghĩa vụ của Bên thế chấp

a) Cung cấp thông tin về tài sản thế chấp, thông tin liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ của Bên thế chấp theo yêu cầu của Bên nhận thế chấp. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp của tài sản thế chấp và tư cách Bên thế chấp, Bên nhận thế chấp được miễn trách nhiệm trong mọi trường hợp.

b) Giao bản gốc: Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội đã ký với chủ đầu tư nhà ở; Biên bản giao nhận nhà, Biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của Bộ Tài chính; Giấy biên nhận hồ sơ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cơ quan có thẩm quyền; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp.

c) Cùng với Bên nhận thế chấp thực hiện công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký, xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bên nhận thế chấp. Lệ phí công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm do Bên thế chấp chi trả, kể cả trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này; chi phí liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm do Bên thế chấp chi trả (nếu có).

d) Phối hợp với Bên nhận thế chấp và chủ đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đ) Thông báo cho Bên nhận thế chấp về tình trạng tài sản thế chấp trong quá trình xây dựng, lắp đặt, vận hành, khai thác, sử dụng; tạo điều kiện cho Bên nhận thế chấp thực hiện quyền kiểm tra, giám sát về quá trình hình thành tài sản và kiểm tra tài sản thế chấp.

e) Sử dụng, khai thác tài sản thế chấp nhưng không được làm giảm giá trị tài sản thế chấp so với khi ký Hợp đồng.

g) Chấp nhận sự kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra bất thường của Bên nhận thế chấp trong quá trình bảo quản, sử dụng tài sản thế chấp.

h) Không được bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê, góp vốn tài sản thế chấp, sử dụng tài sản thế chấp để cầm cố, thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bên nhận thế chấp.

i) Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

k) Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì Bên thế chấp phải thông báo bằng văn bản ngay cho Bên nhận thế chấp và có trách nhiệm sửa chữa, tu bổ tài sản để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp; Trong trường hợp Bên thế chấp không khắc phục được thì phải thông báo văn bản ngay cho Bên nhận thế chấp thực hiện bổ sung hoặc thay thế tài sản đảm bảo có giá trị tương đương.

l) Giao tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp theo Điều 7 Hợp đồng này.

m) Bên thế chấp đồng ý, chấp thuận vô điều kiện cho Bên nhận thế chấp được toàn quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý khi phát sinh trường hợp xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này. Bên thế chấp đồng ý và cam kết không có khiếu nại, khiếu kiện, hoặc có bất kỳ hành vi cản trở, gây trở ngại, làm ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản và chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có phát sinh).

n) Mua bảo hiểm vật chất đối với tài sản thế chấp trong thời gian đảm bảo nghĩa vụ (nếu pháp luật quy định phải mua bảo hiểm hoặc Bên nhận thế chấp yêu cầu) và hợp đồng bảo hiểm nêu rõ người thụ hưởng là Bên nhận thế chấp; đồng thời lập văn bản ủy quyền cho Bên nhận thế chấp được hưởng tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm; giao bản chính hợp đồng bảo hiểm và văn bản ủy quyền cho Bên nhận thế chấp giữ.

o) Phối hợp với Bên nhận thế chấp tiến hành các thủ tục nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để thực hiện nghĩa vụ đối với Bên nhận thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm.

p) Bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm, nếu giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này sau khi định giá lại không đủ bảo đảm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.

q) Bên thế chấp đồng ý, chấp nhận vô điều kiện cho Bên nhận thế chấp được toàn quyền chủ động quyết định lựa chọn việc yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục rút gọn trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

r) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền của Bên thế chấp

a) Được khai thác công dụng của tài sản.

b) Được đầu tư làm tăng giá trị tài sản thế chấp. Giá trị tăng thêm cũng thuộc tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 Hợp đồng này.

c) Nhận lại giấy tờ gốc chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp đã giao cho Bên nhận thế chấp sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cho Bên nhận thế chấp, hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

d) Yêu cầu Bên nhận thế chấp bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng các giấy tờ về tài sản thế chấp.

ĐIỀU 5

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN NHẬN THẾ CHẤP

1. Nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp

a) Chỉ đồng ý cho Bên thế chấp vay vốn khi Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồng thuê mua Nhà ở xã hội đã ký với Chủ đầu tư mà dự án nhà ở xã hội của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có hiệu lực.

b) Giữ giấy tờ gốc Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồng thuê mua nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các giấy tờ khác có liên quan đến tài sản thế chấp.

c) Phối hợp với Bên thế chấp thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm Hợp đồng thế chấp.

d) Giao lại cho Bên thế chấp toàn bộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ khác liên quan đã nhận sau khi Bên thế chấp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc thay đổi tài sản thế chấp bằng biện pháp bảo đảm khác.

đ) Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền của Bên nhận thế chấp

a) Phối hợp với Bên thế chấp và chủ đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Giám sát, kiểm tra về quá trình hình thành tài sản nhưng không cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành tài sản.

c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp mà không cần bất kỳ hình thức chấp thuận nào khác của Bên thế chấp.

d) Yêu cầu Bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp, giao bản chính các giấy tờ về tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Bên nhận thế chấp.

đ) Được nhận tiền bảo hiểm trực tiếp từ cơ quan, tổ chức bảo hiểm để thu nợ trong trường hợp rủi ro xảy ra mà tài sản thế chấp đã được bảo hiểm.

e) Yêu cầu Bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản thế chấp kể cả việc ngừng khai thác, sử dụng tài sản thế chấp nếu thấy có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị nếu tiếp tục khai thác, sử dụng.

g) Yêu cầu Bên thế chấp thay thế, bổ sung bằng tài sản khác khi giá trị tài sản thế chấp suy giảm hoặc mất giá trị.

h) Được áp dụng tất cả các biện pháp cn thiết để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi nợ (trước hạn), ngừng giải ngân nếu phát hiện Bên thế chấp có vi phạm.

i) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm thời đình chỉ việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp cho người khác nếu Bên thế chấp chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên nhận thế chấp.

k) Yêu cầu Bên thế chấp phải giao tài sản thế chấp và được toàn quyền xử lý tài sản thế chấp khi phát sinh trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.

l) Yêu cầu Toà án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản thế chấp của Bên thế chấp hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản thế chấp giữa Bên nhận thế chấp với Bên thế chấp hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác.

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 6

THỜI HẠN THẾ CHP

Việc thế chấp tài sản theo Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết hợp đồng cho đến khi tất cả các nghĩa vụ được bảo đảm và các nghĩa vụ khác của Bên thế chấp với tư cách là Bên vay quy định tại Điều 1 Hợp đồng này chấm dứt hoặc Bên vay/Bên thế chấp đã có biện pháp bảo đảm thay thế được Bên nhận thế chấp chấp thuận hoặc tài sản thế chấp đã được xử lý.

Các hợp đồng, phụ lục hợp đồng hoặc văn bản, tài liệu, giấy tờ được các bên thống nhất sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng này hoặc liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo và có giá trị pháp lý theo Hợp đồng.

ĐIỀU 7

XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP

1. Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp

a) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo (các) Hợp đồng tín dụng đã ký với Bên cho vay/Bên nhận thế chấp mà Bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

b) Bên vay vi phạm Hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp này dẫn đến Bên cho vay phải thông báo bằng văn bản.

c) Bên vay theo Hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp này có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ Bên cho vay hoặc Bên vay có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh, chây ỳ trả nợ theo thỏa thuận.

d) Bên vay/Bên thế chấp có hành vi lừa đảo, gian lận.

đ) Bên thế chấp vi phạm Hợp đồng này và Bên nhận thế chấp đánh giá việc xử lý tài sản thế chấp là cần thiết để thu nợ (trước hạn nếu có).

e) Tài sản thế chấp phải được xử lý để Bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

g) Theo thỏa thuận của các bên.

h) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp

a) Việc xử lý tài sản thế chấp phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật.

b) NHCSXH xử lý tài sản thế chấp theo nội dung thỏa thuận mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của Bên thế chấp.

c) Nếu số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm thì người vay vốn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ phần còn thiếu.

d) Trường hợp Bên thế chấp là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản thế chấp thực hiện theo Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm Bên thế chấp chết hoặc trước thời điểm bị Tòa án ra quyết định tuyên b là đã chết.

Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp tại NHCSXH, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp tại NHCSXH thì Bên nhận thế chấp phải thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho Bên thế chấp theo quy định tại khoản 4 Mục này.

Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp tại NHCSXH, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp tại NHCSXH mà nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện thì Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Phương thức xử lý tài sản thế chấp

a) Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư:

Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp theo một trong các phương thức sau do Bên nhận thế chấp toàn quyền quyết định:

- Bên thế chấp đứng ra bán (hoặc phối hợp với Bên nhận thế chấp) hoặc Bên nhận thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp cho Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội hoặc cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Giá cả của tài sản thế chấp do Bên thế chấp và người mua nhà ở xã hội thoả thuận, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán;

- Trường hợp các Bên không thống nhất được về giá bán tài sản thế chấp, thì Bên nhận thế chấp được quyền thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản thế chấp hoặc Bên nhận thế chấp được quyền tự xác định giá bán tài sản thế chấp trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường vào thời điểm đó, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

b) Sau thời hạn 05 năm k từ thời điểm trả hết tin mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư, Bên nhận thế chấp thực hiện xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Chi phí đấu giá tài sản do Bên thế chấp chi trả.

c) Sau khi có kết quả bán tài sản thế chấp thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản thế chấp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

4. Thông báo xử lý tài sản thế chấp

a) Trước khi xử lý tài sản thế chấp, trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ, NHCSXH nơi cho vay phải thông báo bằng văn bản cho Bên thế chấp.

b) Đối với tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì NHCSXH có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho Bên thế chấp về việc xử lý tài sản đó.

5. Thời hạn xử lý tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì NHCSXH có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

ĐIỀU 8

XỬ LÝ TIỀN TỪ BÁN TÀI SẢN THẾ CHẤP

1. Toàn bộ tiền bán tài sản theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này phải gửi vào tài khoản tiền gửi của người vay vốn mở tại NHCSXH nơi cho vay để xử lý theo Khoản 2 Điều này.

2. Tiền bán tài sản thế chấp để thanh toán theo thứ tự trả nợ gốc, lãi vay, lãi phạt, phí, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) cho Bên nhận thế chấp tương ứng với phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của tài sản thế chấp nêu tại Điều 1 Hợp đồng này.

3. Nếu tiền xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán theo khoản 2 Điều này còn thiếu thì Bên thế chấp vẫn phải tiếp tục có nghĩa vụ thanh toán đối với phần còn thiếu đó và Bên thế chấp phải bổ sung tài sản bảo đảm để bảo đảm thực hiện phần nghĩa vụ chưa thực hiện;

4. Nếu tiền xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán theo khoản 2 Điều này vẫn còn, nếu không có nghĩa vụ nào khác phải thanh toán thì Bên nhận thế chấp chuyển trả cho Bên thế chấp.

ĐIỀU 9

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyn khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

1. Bên thế chấp cam đoan

a) Những thông tin về nhân thân và tài sản thế chấp đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và tại thời điểm ký Hợp đồng này.

b) Bên thế chấp có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này.

c) Các tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 Hợp đồng này (được hình thành từ nguồn vốn vay theo Hợp đồng tín dụng số ... ngày.../.../....) thuộc quyền sở hữu, sử dụng, quản lý hợp pháp và duy nhất của Bên thế chấp và theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp có toàn quyền sử dụng để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho Bên nhận thế chấp.

d) Các tài sản thế chấp nói trên hiện không sử dụng làm thế chấp, cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào khác; không bị tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng, quản lý.

đ) Tuân thủ quy định pháp luật và các quy định trong Hợp đồng này.

e) Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

g) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Bên nhận thế chấp cam đoan

a) Đã xem xét kỹ về tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này và các giấy tờ về tài sản thế chấp.

b) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện.

c) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 11

HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

1. Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và kết thúc khi thời hạn thế chấp nêu tại Điều 6 Hợp đồng này chấm dứt.

2. Các phụ lục Hợp đồng, các văn bản, tài liệu được các bên thống nhất sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan Hợp đồng này là bộ phận không tách rời và có giá trị pháp lý theo Hợp đồng.

3. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau: Bên thế chấp giữ 01 bản, Bên nhận thế chấp giữ 01 bản, Văn phòng công chứng giữ 01 bản, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giữ 01 bản./.

 

BÊN THẾ CHẤP
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN THẾ CHẤP
(Ký, ghi rõ họ tên và, đóng dấu)



 

CÁC ĐỒNG SỞ HỮU
(Ký và ghi rõ họ tên)



 

 

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

CHỨNG NHẬN

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

CÔNG CHỨNG VIÊN

 (Mẫu hợp đồng này được ban hành kèm theo Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV ngày 29/09/2021)

_________________________

1. Căn cứ vào mẫu Hợp đồng này, NHCSXH nơi cho vay có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp nhưng không được trái với quy định của pháp luật và phải bảo đm an toàn vốn.

2. Nếu có

 

 

Đăng nhập

Quên mật khẩu?   Đăng ký mới
Đăng nhập bằng Google

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.171.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!