Bổ nhiệm viên chức quản lý được quy định thế nào? Trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý ra sao?

Tôi đang tìm hiểu về việc bổ nhiệm đối với viên chức quản lý. Cho nên tôi muốn hỏi rằng, viên chức là gì theo quy định luật hiện hành? Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý ra sao? Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý như thế nào?

Viên chức là gì?

Căn cứ, Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bạn hiểu rằng viên chức đầu tiên phải là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập và được đơn vị đó trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bổ nhiệm viên chức quản lý

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý ra sao?

Căn cứ, Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức như sau:

“1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.”

Như vậy, bạn thấy rằng có những tiêu chuẩn về việc bổ nhiệm như sau:

Thứ nhất, phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

Thứ hai là phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác đến; và cuối cùng phải có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

Về điều kiện bổ nhiệm như sau: về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét; Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ; Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định;

Cuối cùng là phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý như thế nào?

Căn cứ, Điều 45 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý như sau:

- Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất.

- Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.

- Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

- Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.

- Viên chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan.

- Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ. Trường hợp có quy định khác về thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Như vậy, trên đây là thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm được quy định rất cụ thể và chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành, gửi đến bạn tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức

Lê Đình Khôi

Viên chức
Bổ nhiệm viên chức quản lý
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức Bổ nhiệm viên chức quản lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Viên chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Viên chức trong thời gian tập sự ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng phụ cấp thu hút hay trợ cấp lần đầu không?
Pháp luật
Công chức có được hướng dẫn tập sự viên chức không? Người được tuyển dụng vào viên chức thì được hướng dẫn những nội dung gì?
Pháp luật
Xử lý kỷ luật viên chức trường trung học tham gia đánh bạc thế nào? Viên chức khi tham gia đánh bạc trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Trúng tuyển thi viên chức ngành Y thì được ký hợp đồng viên chức có thời hạn hay hợp đồng không có thời hạn?
Pháp luật
Những điều kiện và tiêu chuẩn cần có để xin xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành y tế là gì?
Pháp luật
Viên chức ngành y tế gần hết thời gian bị kỷ luật khiển trách thì có thể xin xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn điều kiện tiếp nhận viên chức làm tại ban quản lý chuyên ngành vào làm công chức cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như thế nào? Viên chức tự ý nghỉ việc có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Pháp luật
Điều kiện trúng tuyển kỳ thi viên chức có căn cứ vào xếp loại bằng tốt nghiệp của người dự tuyển không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào