04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì?

Các tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì? Khi xác định các bộ phận cấu thành tài sản cố định hữu hình, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý gì? Câu hỏi của anh Th (Hải Phòng).

Tài sản cố định hữu hình là gì?

Tài sản cố định hữu hình được giải thích tại Mục 5 Chuẩn mực số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC như sau:

05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
...

Theo đó, tài sản cố định hữu hình được hiểu là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 02 - HÀNG TỒN KHO

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 03TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 04 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

Tải về CHUẨN MỰC SỐ 14 DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC

04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tải sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì?

04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì? (hình từ internet)

04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03?

Tại Mục 6 Chuẩn mực số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình như sau:

06. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
07. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
(a) Nhà cửa, vật kiến trúc;
(b) Máy móc, thiết bị;
(c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
(d) Thiết bị, dụng cụ quản lý;
(e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
(f) TSCĐ hữu hình khác.
08. TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, 04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 gồm:

(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

(3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Khi xác định các bộ phận cấu thành tài sản cố định hữu hình, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Khi xác định các bộ phận cấu thành tài sản cố định hữu hình, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý những quy định được đề cập tại Mục 11 Chuẩn mực số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, cụ thể:

- Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu, như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó.

- Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng. Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm.

- Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt và được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình liên quan.

- Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành.

- Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao khác nhau.

+ Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần được hạch toán thành hai TSCĐ hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau, nếu chúng có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định hữu hình

Phạm Thị Xuân Hương

Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản cố định hữu hình có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã? Hướng dẫn ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã?
Pháp luật
Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Pháp luật
Mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định mới nhất? File excel mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định ở đâu?
Pháp luật
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi Thẻ tài sản cố định? Mục đích của Thẻ tài sản cố định?
Pháp luật
Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi được xác định thế nào? Các chi phí tư vấn, quản lý dự án có được trích khấu hao vào tài sản cố định hay không?
Pháp luật
Tài sản cố định không sử dụng thì có được xem là công cụ dụng cụ không? Các chi phí sửa chữa tài sản cố định có được hạch toán trực tiếp hay không?
Pháp luật
Thời điểm bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định từ khi nào? Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được quy định ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào