05 điểm nổi bật cần chú ý khi cải cách tiền lương đối với lương của lực lượng vũ trang từ 01/7/2024?
05 điểm nổi bật cần chú ý về lương lực lượng vũ trang từ 01/7/2024 sau thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024?
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Theo đó, lương lực lượng vũ trang có những thay đổi đáng chú ý theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018, nổi bật với nhiều điểm cần chú ý về lương lực lượng vũ trang từ 01/7/2024 sau thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024 sau:
(1) Xây dựng 3 bảng lương lực lượng vũ trang mới tách biệt cho từng đối tượng trong lực lượng vũ trang:
+ 1 bảng lương sĩ quan lực lượng vũ trang quân đội và công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
(2) Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
(3) Thiết kế cơ cấu tiền lương lực lượng vũ trang mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(4) Thay đổi và bãi bỏ các khoản phụ cấp:
Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bãi bỏ các khoản phụ cấp:
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, các khoản phụ cấp sau được tiếp tục thực hiện:
+ Phụ cấp kiêm nhiệm;
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;
+ Phụ cấp khu vực;
+ Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng
+ Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang
+ Phụ cấp thâm niên nghề.
(5) Bảng lương mới được xây dựng bảo đảm không thấp hơn tiền lương mà lực lượng vũ trang đang hưởng hiện nay.
05 điểm nổi bật cần chú ý về lương lực lượng vũ trang từ 01/7/2024 sau thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Bảng lương sĩ quan quân đội hiện hành được quy định như thế nào?
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Bảng lương sĩ quan quân đội hiện nay được thực hiện theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP mức lương cơ sở sẽ chính thức được nâng lên thành 1.800.000 đồng/tháng.
Bảng lương sĩ quan quân đội hiện hành (chưa bao gồm phụ cấp và chế độ nâng lương) được xác định như sau:
Số thứ tự | Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương | Mức lương từ ngày 01/07/2023 (Đồng/tháng) |
1 | Đại tướng | 10,40 | 18,720.000 |
2 | Thượng tướng | 9,80 | 17,640.000 |
3 | Trung tướng | 9,20 | 16,560.000 |
4 | Thiếu tướng | 8,60 | 15,480.000 |
5 | Đại tá | 8,00 | 14,400,000 |
6 | Thượng tá | 7,30 | 13,140,000 |
7 | Trung tá | 6,60 | 11,880,000 |
8 | Thiếu tá | 6,00 | 10,800,000 |
9 | Đại úy | 5,40 | 9,720,000 |
10 | Thượng úy | 5,00 | 9,000,000 |
11 | Trung úy | 4,60 | 8,280,000 |
12 | Thiếu úy | 4,20 | 7,560,000 |
13 | Thượng sĩ | 3,80 | 6,840,000 |
14 | Trung sĩ | 3,50 | 6,300,000 |
15 | Hạ sĩ | 3,20 | 5,760,000 |
Sĩ quan quân đội có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì Sĩ quan quân đội có những Tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chung:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
+ Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
+ Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
+ Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Tuổi phục vụ của sĩ quan quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định tuổi như sau:
(1) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
(2) Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
(3) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?