05 phương pháp phòng, chống bệnh hại cây rừng chính? Báo cáo kết quả phòng, chống bệnh hại cây rừng có nội dung gì?
Nguyên tắc phòng, chống bệnh hại cây rừng như thế nào?
Nguyên tắc phòng, chống bệnh hại được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 như sau:
- Phát hiện sớm các loại bệnh hại chính có khả năng gây thiệt hại nặng đối với cây rừng.
- Xác định chính xác diện tích nhiễm bệnh, mức độ bệnh, xu hướng phát triển và và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển của bệnh hại chính.
- Xác định đúng thời điểm áp dụng các biện pháp để phòng, chống bệnh hại hiệu quả, không để bệnh hại lây lan gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây rừng, chú trọng biện pháp kỹ thuật lâm sinh, vật lý, cơ giới, sinh học và kinh nghiệm của người dân.
- Ưu tiên thực hiện các biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp bao gồm sử dụng giống cây trồng sạch bệnh và có khả năng kháng hoặc chống chịu bệnh, vệ sinh rừng thường xuyên, trồng và chăm sóc đúng thời vụ, chế độ phân bón phù hợp và biện pháp sinh học thân thiện môi trường tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển, tăng sức đề kháng của cây với sinh vật gây bệnh, bảo vệ sinh vật có ích làm hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây bệnh.
- Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả và không hạn chế được bệnh hại ở dưới mức hại kinh tế, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của cây rừng, cần bảo đảm an toàn về môi trường và sức khỏe cho con người khi sử dụng biện pháp hóa học.
- Xác định chính xác biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh hại và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rừng.
Phòng, chống bệnh hại cây rừng (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu phương pháp phòng, chống bệnh hại cây rừng chính?
Phương pháp phòng, chống bệnh hại chính được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 như sau:
(1) Phòng bệnh khi trồng rừng mới
- Điều kiện áp dụng: Tất cả các diện tích rừng.
- Yêu cầu: Áp dụng biện pháp phòng bệnh hại được thực hiện ngay từ khi bắt đầu trồng rừng mới và xuyên suốt trong quá trình chăm sóc và kinh doanh rừng bao gồm: Sử dụng cây giống tốt để trồng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh và biện pháp vật lý.
Sử dụng cây giống tốt là cây có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, hạt giống được thu hái từ những cây sạch bệnh hoặc từ cây giống nhân giống vô tính bằng mô tế bào.
Ưu tiên sử dụng các giống có tính kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh khi trồng rừng mới.
Áp dụng phương pháp xông khói, xử lý nhiệt đối với hạt giống trước khi gieo trồng để ngăn chặn sinh vật gây bệnh là nấm và tuyến trùng.
(2) Biện pháp lâm sinh
- Điều kiện áp dụng: Tất cả các diện tích rừng.
- Yêu cầu: Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng đã quy định đảm bảo đúng mật độ cây rừng, đúng lập địa, đào hố bón lót vôi bột và phơi ải tối thiểu 2 tuần sau khi bón vôi.
Chăm sóc, bón phân để tăng sức đề kháng cho cây. Chặt tỉa bớt những cây sinh trưởng kém, bị bệnh hại. Cắt tỉa cành thực hiện vào mùa khô để tránh sự xâm nhiễm của bệnh, tránh gây tổn thương nặng đến thân, rễ cây.
Trồng hỗn giao giữa các loài cây chủ hoặc giống khác nhau theo lô hoặc theo băng, mỗi lô hoặc băng với diện tích trồng nhỏ hơn 10 ha. Thực hiện luân canh, thay đổi loài cây trồng rừng khác phù hợp sau tối đa 3 chu kỳ kinh doanh.
(3) Biện pháp thủ công
- Điều kiện áp dụng: Bệnh hại chính gây hại ở mức hại nhẹ theo B.4 Phụ lục B và có xu hướng phát triển.
Ví dụ: Đối với bệnh chết héo các loài keo áp dụng khi chỉ số bệnh hại ở ngưỡng dưới 5 %.
- Yêu cầu: Thu dọn tàn dư thực vật, thu gom và tiêu hủy những cây đã bị bệnh. Ở những nơi bị bệnh hại rễ, trong điều kiện thuận lợi có thể nhổ bỏ những rễ cây đã bị bệnh đem tiêu hủy, bón vôi để khử trùng ít nhất 2 tuần trước khi trồng mới. Quản lý, bảo vệ các cây rừng khỏi tác động của gia súc phá hoại, tránh gây tổn thương cây.
(4) Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
- Điều kiện áp dụng: Bệnh hại chính gây hại ở mức hại trung bình theo B.4 Phụ lục B và có xu hướng phát triển mạnh.
Ví dụ: Đối với bệnh chết héo các loài keo áp dụng khi chỉ số bệnh hại ở ngưỡng từ 5 % đến 10 %.
- Yêu cầu: Khi sử dụng thuộc bảo vệ thực vật sinh học cần tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Ưu tiên bảo vệ các vi sinh vật đối kháng sinh vật gây bệnh, có thể trồng xen các loài cây tạo đối kháng vi sinh vật gây bệnh.
+ Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, phun thuốc ở giai đoạn sâu non và phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát sau mưa, điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ từ 27 °C đến 32 °C và độ ẩm từ 80 % đến 90 %.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cần tuân thủ nguyên tắc đúng loại thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và nồng độ, đúng phương pháp.
(5) Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học
- Điều kiện áp dụng: Chỉ tiến hành khi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở mức tại đó phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để ngăn chặn bệnh phát triển đạt đến mức hại kinh tế hoặc từ mức hại nặng trở lên theo B.4 Phụ lục B.
Ví dụ: Đối với bệnh chết héo các loài keo áp dụng biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi chỉ số bệnh hại ở ngưỡng trên 10 %.
- Yêu cầu: Thuốc phải nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học cần tuân thủ nguyên tắc đúng loại thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và nồng độ, đúng phương pháp với từng loại bệnh hại chính theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.
Phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (nếu trời không mưa). Phun thuốc đều cho toàn bộ cây bị bệnh, phun từ chân đồi lên đỉnh đồi, phun xuôi theo hướng gió.
Như vậy, có 05 phương pháp phòng, chống bệnh hại cây rừng chính nêu trên.
Báo cáo kết quả phòng, chống bệnh hại cây rừng có những nội dung gì?
Báo cáo kết quả phòng, chống bệnh hại cây rừng được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 như sau:
Báo cáo kết quả phòng, chống bệnh cây rừng có các nội dung sau:
- Phần mở đầu: Thông tin chung liên quan đến đối tượng cần thiết tiến hành phòng, chống như loài cây rừng, diện tích, đặc điểm khu vực tiến hành phòng, chống bệnh hại chính.
- Phần nội dung và phương pháp: Trình bày những nội dung và phương pháp chính đã thực hiện.
- Phần kết quả: Trình bày toàn bộ kết quả phòng, chống bệnh hại cây rừng bao gồm:
+ Tên loại bệnh hại chính và nguyên nhân gây bệnh.
+ Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trước khi thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh hại chính.
+ Thời gian thực hiện phòng, chống bệnh hại chính.
+ Kết quả thực hiện phòng, chống bệnh hại chính; tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sau khi thực hiện biện pháp phòng chống sâu hại. Hiệu lực phòng, chống bệnh hại chính được viện dẫn theo TCVN 12561:2018, Thuốc bảo vệ thực vật - Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc trên đồng ruộng tại B.5 Phụ lục B.
- Kết luận và kiến nghị: nêu những kết luận chính được rút ra và những kiến nghị để thực hiện những công việc tiếp theo.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh hại cây rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?