05 quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai là những quyền lợi nào?
- 05 quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai là những quyền lợi nào?
- Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những khoản nào?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua những người nào?
05 quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai là những quyền lợi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2023/NĐ-CP thì tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên.
Theo đó, sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau:
(1) Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm.
(2) Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
(3) Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm.
(4) Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả.
(5) Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm.
05 quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai là những quyền lợi nào? (Hình từ Internet)
Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 21/2023/NĐ-CP thì chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô;
- Chi phí hoạt động đầu tư.
- Các khoản chi hợp pháp khác (nếu có).
"Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô" được hiểu là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
Trong chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô sẽ bao gồm các loại chi phí khác như:
(1) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ:
- Bồi thường bảo hiểm gốc hoặc trả tiền bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Chi thẩm định bảo hiểm;
- Chi nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm;
- Chi xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý hợp đồng bảo hiểm vi mô, tài chính - kế toán đối với hoạt động bảo hiểm vi mô;
- Chi đào tạo, tuyên truyền bảo hiểm vi mô;
- Chi tiền lương, công tác phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp cho ban điều hành và nhân viên phụ trách hoạt động bảo hiểm vi mô;
- Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có);
- Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động bảo hiểm vi mô, các dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động bảo hiểm vi mô.
(2) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua những người nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 21/2023/NĐ-CP thì tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua:
(1) Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô:
Các thành viên phải được đào tạo tối thiểu 14 giờ/năm về sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi thực hiện.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đào tạo cho các thành viên.
(2) Đại lý bảo hiểm:
Đại lý phải bảo hiểm có một trong các loại chứng chỉ sau đây:
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản).
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?