1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Độ rộng các vùng biển hiện nay được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị T ở Hà Nội.

1 hải lý bằng bao nhiêu mét?

Hải lý còn được gọi là dặm biển (ký hiệu: NM hoặc nmi) là một đơn vị chiều dài hàng hải. Hải lý quốc tế được xác định bởi Hội nghị Thủy văn quốc tế đầu tiên, Monaco (1929) là chính xác 1852 mét.

Chưa có văn bản chính tức nào thể hiện 1 hải lý bằng bao nhiêu mét. Để trả lời 1 hải lý bằng bao nhiêu mét, hiện nay, dựa trên quy ước quốc tế:

1 hải lý = 1852 m (khoảng 6076.115486 feet).

Từ đó một hải lý bằng bao nhiêu mét; chúng ta có thể dễ dàng quy đổi 1 hải lý bằng bao nhiêu mét theo công thức:

[Số hải lý cần quy đổi] x 1852 = ….(m)

Ví dụ:

1 hải lý = 1852 m

2 hải lý = 2 x 1852 = 3704 m

3 hải lý = 3 x 1852 = 5556 m

10 hải lý = 10 x 1852 = 18520 m

.....

1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định là bao nhiêu hải lý?

Căn cứ theo quy định tại Luật Biển Việt Nam 2012Công ước về Luật biển năm 1982 thì hiện nay vùng biển Việt Nam gồm các vùng biển có chiều dài như sau:

+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

Hiện nay có những ký hiệu hải lý nào?

- M: được sử dụng làm viết tắt cho hải lý của Tổ chức Thủy văn học Quốc tế (IHO) và Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM). Với các ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu thủy văn. Cũng như các ứng dụng có thể thực hiện trong việc thực hiện các phân tích, xác định khoảng cách tương ứng. Ngoài ra, được sử dụng và công nhận với đơn vị đo khoảng cách của tổ chức BIPM.

Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM) sử dụng ký hiệu M nhưng vẫn công nhận NM, nm và nmi là ký hiệu sử dụng cho hải lý.

- NM :được sử dụng bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO). Các hoạt động cũng như ý nghĩa hàng không. Thực hiện các chuyến bay và thường phải tiến hành di chuyển giữa các khu vực. Việc bay với khoảng không gian mà bên dưới là biển. Việc đo lường giúp tính toán đối với khoảng cách di chuyển. Cũng như thời gian cần thiết để đảm bảo thực hiện chuyến bay. Hay với tính toán lượng nhiên liệu cần thiết phục vụ cho chuyến bay với khoảng cách đó.

Việt Nam chúng ta sử dụng hệ ký hiệu này. Cũng có đôi khi được sử dụng Việt hóa là HL (hải lý).

- nm (biểu tượng của nanomet trong hệ đo lường SI): được sử dụng bởi Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Gắn với các công tác liên quan và thực hiện ứng dụng trong đo lường của hải lý.

- nmi: được sử dụng bởi Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) và Văn phòng xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ (GPO).

- nq (viết tắt của tiếng Pháp nautique): được Hải quân Pháp sử dụng trong việc viết nhật ký của tàu.

Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì và thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 thì đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:

+ Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;

+ Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.

Đi qua không gây hại trong lãnh hải phải tuân theo các nguyên tắc:

(1) Đi qua với mục đích quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012

(2) Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

(3) Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;

+ Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

+ Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

+ Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

+ Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

+ Đánh bắt hải sản trái phép;

+ Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

+ Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

+ Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng biển Việt Nam

Phạm Phương Khánh

Vùng biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vùng biển Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng biển Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? Chế độ pháp lý của các bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam năm 2024?
Pháp luật
Quản lý và bảo vệ biển Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc nào? Hợp tác quốc tế về biển có phải là hoạt động đang được nhà nước đẩy mạnh thực hiện hay không?
Pháp luật
Cứu nạn, cứu hộ trên vùng biển Việt Nam được thực hiện thế nào? Tàu thuyền nước ngoài được tham gia cứu nạn, cứu hộ khi nào?
Pháp luật
Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi đến vùng biển Việt Nam thì được đi vào khu vực nào?
Pháp luật
Các vùng trên vùng biển Việt Nam được chia như thế nào? Chế độ pháp lý của các vùng trên biển Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
1 hải lý bằng bao nhiêu mét? Độ rộng các vùng biển Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Tổ chức nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nào?
Pháp luật
Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi bổ sung quyết định cho cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Mức thu phí thẩm định cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam được quy định thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào