3 Nhóm đối tượng được tăng lương hưu từ 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo đề xuất Bộ Lao động thương binh và xã hội?
3 Nhóm đối tượng được tăng lương hưu từ 01/07/2024 theo đề xuất Bộ Lao động thương binh và xã hội?
Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?
3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng mức lương hưu từ 1/7/2024
Phát biểu tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), người đứng đầu Bộ LĐ,TB&XH cho biết, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu và phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Theo đó, 03 nhóm đối tượng được điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024:
Nhóm 01: Những người nghỉ hưu thông thường
Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024.
Theo LĐ,TB&XH, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
Nhóm 02: Những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024
Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Nhóm 03: Nhóm nghỉ hưu trước năm 1995
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, với nhóm đối tượng này, đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt.
Như vậy, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 03 nhóm đối tượng được điều chỉnh mức lương hưu bao gồm:
- Nhóm những người nghỉ hưu thông thường;
- Nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024;
- Nhóm nghỉ hưu trước năm 1995.
3 Nhóm đối tượng được tăng lương hưu từ 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo đề xuất Bộ Lao động thương binh và xã hội? (Hình từ Internet)
Cách tính lương hưu hiện nay ra sao?
Hiện nay, tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về cách tính tiền lương hưu như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Theo quy định trên, tiền lương hưu được tính dựa vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trường hợp đã nhận tiền lương mới (đã tăng theo cải cách tiền lương) và nghỉ hưu sau thời điểm thực hiện cải cách tiền lương thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ tăng.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024, nếu cách tính tiền lương hưu vẫn được giữ nguyên, tỷ lệ hưởng hằng tháng được giữ nguyên, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng thì mức lương hưu cũng sẽ tăng theo.
Điều kiện để được hưởng lương hưu hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, điều kiện để được hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tăng lương hưu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?