8 tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng đến năm 2030 dự kiến là đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào?
8 tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng đến năm 2030 dự kiến là đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào?
Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Bảng 1 Phụ lục I Quy hoạch đô thị đến năm 2030 "Danh mục các Đô thị loại Đặc biệt, loại I, loại II, loại III" ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 quy định danh mục các đô thị trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Theo đó, 8 tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng đến năm 2030 dự kiến là độ thị loại 1 gồm:
- Thừa Thiên Huế
- Khánh Hòa
- Bắc Ninh
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Quảng Ninh
- Ninh Bình
- Hải Dương
- Bình Dương
* 8 tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng đến năm 2030 dự kiến là độ thị loại 1
Ngoài ra, Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 còn định hướng danh mục các Đô thị loại I, loại II, loại III như sau:
(1) Danh mục các đô thị loại 1
Quy hoạch ban hành Danh mục 42 đô thị loại I, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 5 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 5 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 11 đô thị.
(2) Danh mục các đô thị loại 2
Có 50 đô thị loại II, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 10 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 11 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 11 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 8 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 đô thị.
(3) Danh mục các đô thị loại 3
8 tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng đến năm 2030 dự kiến là độ thị loại 1 gồm những tỉnh nào?
Tiêu chí phân loại Đô thị loại 1 là gì?
Theo Điều 4 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 có quy định tiêu chí phân loại đô thị loại 1 như sau:
(1) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
(2) Quy mô dân số:
- Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
- Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
(3) Mật độ dân số:
- Toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên;
- Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
(4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:
- Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên;
- Khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
(5) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị: đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
Nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam như sau:
- Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.
- Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.
- Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.
- Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.”.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đô thị loại 1 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?