Ai chịu trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
- Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông gồm những gì?
- Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 23 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Trách nhiệm trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thể thức văn bản trước khi trình Bộ trưởng.
Trường hợp hồ sơ hoặc thể thức văn bản không phù hợp, Văn phòng Bộ yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện lại hồ sơ.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Vụ Pháp chế theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác cho đến khi văn bản được ký ban hành.
Theo quy định trên, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thể thức văn bản trước khi trình Bộ trưởng. Trường hợp hồ sơ hoặc thể thức văn bản không phù hợp, Văn phòng Bộ yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện lại hồ sơ.
Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Vụ Pháp chế theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác cho đến khi văn bản được ký ban hành.
Trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 24 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng;
b) Dự thảo công văn của Bộ gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
c) Dự thảo tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế;
đ) Dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có);
e) Văn bản thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế;
g) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
h) Tài liệu tham khảo (nếu có).
...
Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình gồm những dự thảo, tài liệu được quy định cụ thể trên.
Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 24 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng ban hành, hồ sơ trình bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
c) Văn bản thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế;
d) Văn bản thẩm tra về nội dung chuyên môn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);
đ) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
e) Tài liệu tham khảo (nếu có).
Theo quy định trên, đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, hồ sơ trình bao gồm:
- Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
- Văn bản thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế;
- Văn bản thẩm tra về nội dung chuyên môn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);
- Bản tổng hợp ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Tài liệu tham khảo (nếu có).
Lưu ý: Việc soạn thảo, ban hành các văn bản của Bộ bằng hình thức như văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định tuyển dụng, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi nước ngoài đối với cán bộ, công chức; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết định thanh tra, kiểm tra; quyết định giao kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm; chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua và các văn bản cá biệt khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?