Ai có quyền cho phép nhà trẻ hoạt động giáo dục? Để nhà trẻ hoạt động giáo dục cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Ai có quyền cho phép nhà trẻ hoạt động giáo dục?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục.
...
Theo đó, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép nhà trẻ hoạt động giáo dục.
Nhà trẻ (Hình từ Internet)
Để nhà trẻ hoạt động giáo dục cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
...
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
d) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
đ) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
e) Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
g) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
...
Như vậy, để nhà trẻ hoạt động giáo dục cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trẻ;
- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
- Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trẻ.
Trình tự thực hiện để nhà trẻ hoạt động giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trẻ;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho nhà trẻ nêu rõ lý do.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?