Ai có quyền duyệt ký điều động xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong trường hợp đặc biệt?
- Ai có quyền duyệt ký điều động xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong trường hợp đặc biệt?
- Đơn vị được giao quản lý xe viết lệnh điều xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thông báo cho lái xe trước bao nhiêu ngày?
- Trước và sau mỗi chuyến đi công tác, lái xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải làm gì?
Ai có quyền duyệt ký điều động xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong trường hợp đặc biệt?
Quyền duyệt ký điều động xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong trường hợp đặc biệt căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1651/QĐ-BHXH năm 2010 quy định về thẩm quyền điều động xe như sau:
Thẩm quyền điều động xe
1. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý xe duyệt ký đăng ký sử dụng xe của đơn vị; điều động xe trong trường hợp đặc biệt.
2. Chánh Văn phòng ủy quyền cho Đội trưởng Đội xe điều động xe phục vụ yêu cầu công tác và các mục đích chung theo quy định của Điều 10 Quy chế này.
Theo đó, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam duyệt ký điều động xe trong trường hợp đặc biệt.
Duyệt ký điều động xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Đơn vị được giao quản lý xe viết lệnh điều xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thông báo cho lái xe trước bao nhiêu ngày?
Đơn vị được giao quản lý xe viết lệnh điều xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thông báo cho lái xe theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1651/QĐ-BHXH năm 2010 về lệnh điều xe như sau:
Lệnh điều xe
Căn cứ vào giấy đăng ký của đơn vị sử dụng xe đã được duyệt, Đội trưởng Đội xe hoặc bộ phận quản trị đối với Đơn vị được giao quản lý xe viết lệnh điều xe, thông báo cho lái xe và đơn vị sử dụng xe biết trước 01 ngày. Lệnh điều xe phải ghi rõ: địa điểm, giờ xuất phát và lịch trình chuyến đi.
Theo đó, căn cứ vào giấy đăng ký của đơn vị sử dụng xe đã được duyệt, Đội trưởng Đội xe hoặc bộ phận quản trị đối với Đơn vị được giao quản lý xe viết lệnh điều xe, thông báo cho lái xe và đơn vị sử dụng xe biết trước 01 ngày.
Lệnh điều xe phải ghi rõ: địa điểm, giờ xuất phát và lịch trình chuyến đi.
Trước và sau mỗi chuyến đi công tác, lái xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải làm gì?
Trước và sau mỗi chuyến đi công tác, lái xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1651/QĐ-BHXH năm 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm của lái xe
1. Hàng ngày lái xe phải có mặt ở cơ quan theo giờ làm việc để nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu. Khi có lệnh điều xe, lái xe phải có mặt đúng giờ tại địa điểm đã được ghi trong lệnh điều xe.
2. Chấp hành Luật giao thông đường bộ, lệnh điều xe; không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác khi làm nhiệm vụ; sẵn sàng làm việc ngoài giờ, đi công tác xa khi cần thiết.
3. Khi xe đang hoạt động trên đường, nếu xảy ra mất an toàn về người và phương tiện, lái xe phải xử lý theo quy định của Luật giao thông đường bộ và báo ngay cho Chánh Văn phòng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý xe, đồng thời liên hệ với cơ quan cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự để phối hợp giải quyết.
4. Mỗi xe được giao cho một lái xe quản lý; lái xe có trách nhiệm vệ sinh xe sạch sẽ; thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa xe theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục quy định.
5. Chỉ được sử dụng xe khi có lệnh điều xe; không sử dụng xe vào việc riêng; không cho người khác điều khiển xe, không cho xe khỏi cơ quan khi chưa có ý kiến của người có thẩm quyền.
6. Trước và sau mỗi chuyến đi công tác, lái xe phải tự ghi chỉ số côngtơmet vào sổ nhật ký; ghi đầy đủ nội dung của lệnh điều xe, có xác nhận của người sử dụng xe để làm căn cứ thanh toán.
7. Vào quý IV hàng năm, lái xe có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định kỹ thuật của xe cho năm sau, báo cáo Chánh Văn phòng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý xe duyệt trước 30/11.
8. Thực hiện các quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Như vậy, trước và sau mỗi chuyến đi công tác, lái xe ô tô của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tự ghi chỉ số côngtơmet vào sổ nhật ký; Đồng thời, ghi đầy đủ nội dung của lệnh điều xe, có xác nhận của người sử dụng xe để làm căn cứ thanh toán.
Ngoài ra, hàng ngày lái xe phải có mặt ở cơ quan theo giờ làm việc để nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu. Khi có lệnh điều xe, lái xe phải có mặt đúng giờ tại địa điểm đã được ghi trong lệnh điều xe và có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?