Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam? Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên có những quyền hạn gì?
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, gồm:
a) Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;
d) Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;
đ) Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;
e) Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
g) Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
h) Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
i) Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên (sau đây viết gọn là Hội đồng tuyển chọn).
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định quyền hạn Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn
1. Tham mưu cho Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Tổ chức tuyển chọn, đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
3. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
4. Giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn.
Do đó, Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
- Tham mưu cho Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
- Tổ chức tuyển chọn, đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
- Hướng dẫn cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn.
Cơ quan nào là cơ quan thường trực Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn
Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn, có nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Chuẩn bị nội dung, chương trình và bảo đảm điều kiện cho các hoạt động của Hội đồng tuyển chọn.
3. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển.
4. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị về việc thực hiện hướng dẫn của Hội đồng tuyển chọn.
6. Thực hiện chế độ báo cáo Hội đồng tuyển chọn định kỳ, đột xuất theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng tuyển chọn phân công.
Như vậy, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam và có nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?