Ai có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã? Không tham dự kỳ họp thì có được bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã không?
Ai có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
"Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
...
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã."
Theo đó, Hội đồng nhân dân xã có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
Đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Không tham dự kỳ họp thì có được bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã không?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:
"Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố bị can thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
"Điều 102. Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm."
Theo đó việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã chỉ khi người này không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc bị cử tri bãi nhiệm.
Biểu quyết tại phiên họp toàn thể về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
"Điều 91. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
1. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác.
2. Hội đồng nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành."
Theo đó, riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Lê Đình Khôi
- Điều 91 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- khoản 1 Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- khoản 28 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- khoản 7 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?