Ai có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Ai có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Ban hành Quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp bằng thư bảo đảm hoặc fax cho người sản xuất trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;
Trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra, trường hợp nhận được văn bản của người sản xuất đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định thay đổi 01 lần. Ngày kiểm tra là ngày ghi trên Quyết định thay đổi thời gian kiểm tra;
...
Như vậy, theo quy định, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Ai có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Có được gia hạn thời gian kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu không?
Việc gia hạn thời gian kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
...
c) Trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý cơ sở sản xuất đề nghị tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định. Tại văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan nêu rõ nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn cần kiểm tra. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý cơ sở sản xuất ban hành Quyết định kiểm tra, thực hiện trình tự thủ tục kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu quy định tại Điều này và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
d) Trường hợp người xuất khẩu không phải là người sản xuất, người xuất khẩu phải chịu trách nhiệm phối hợp với người sản xuất thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về việc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo trình tự thủ tục kiểm tra quy định tại Điều này và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Thời gian kiểm tra tại cơ sở sản xuất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra. Trường hợp phức tạp, người ban hành Quyết định kiểm tra gia hạn thời hạn kiểm tra 01 lần không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp người sản xuất không chấp hành quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định, thì thời gian kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra.
Tuy nhiên, trường hợp vụ việc phức tạp thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể gia hạn thời hạn kiểm tra 01 lần nhưng không được quá 10 ngày làm việc.
Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định thì nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
(1) Kiểm tra các chứng từ sau:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước);
- Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Quy trình sản xuất;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.
Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.
(2) Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:
- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
- Công suất của máy móc, thiết bị;
- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?