Ai có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
- Có những cơ quan tham mưu nào giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
- Ai có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
- Công chức đi nước ngoài giải quyết việc riêng có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?
Có những cơ quan tham mưu nào giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép ra nước ngoài giải quyết việc riêng và nghĩa vụ, trách nhiệm khi ra nước ngoài để giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi là người lao động), bao gồm:
a) Thứ trưởng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
b) Công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ làm việc tại:
- Cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng (gồm: Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban Cán sự đảng, Văn phòng Đảng - Đoàn thể);
- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc Bộ).
c) Người quản lý doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ làm đại diện chủ sở hữu; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
...
Như vậy, các cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải gồm: Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban Cán sự đảng và Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
Có những cơ quan tham mưu nào giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về thẩm quyền ký văn bản cho phép người lao động đi nước ngoài giải quyết việc riêng như sau:
Thẩm quyền ký văn bản cho phép người lao động ra nước ngoài giải quyết việc riêng
1. Bộ trưởng quyết định đối với Thứ trưởng; Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; người đứng đầu cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng và đơn vị trực thuộc Bộ (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này); Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
2. Thứ trưởng quyết định đối với người lao động tại các đơn vị được Bộ trưởng phân công phụ trách, theo dõi, bao gồm:
a) Cấp phó và công chức cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng;
b) Cấp phó các đơn vị trực thuộc Bộ, Kế toán trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này);
c) Thành viên Hội đồng thành viên và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ làm đại diện chủ sở hữu;
d) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
...
Như vậy, đối với công chức cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì Thứ trưởng sẽ có quyền ký văn bản cho phép đi nước ngoài giải quyết việc riêng.
Công chức đi nước ngoài giải quyết việc riêng có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về những việc người lao động không được làm khi đi nước ngoài giải quyết việc riêng như sau:
Những việc người lao động không được làm khi ra nước ngoài giải quyết việc riêng
1. Nhận lời mời, nhận tài trợ kinh phí ra nước ngoài giải quyết việc riêng của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi công việc đang đảm nhiệm.
2. Sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để ra nước ngoài giải quyết việc riêng.
3. Ở nước ngoài quá số ngày được cấp có thẩm quyền cho phép. Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng phải kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã được phê duyệt thì phải kịp thời báo cáo và nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Quy chế này).
4. Vi phạm quy định của pháp luật, của Bộ Giao thông vận tải về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác và các quy định khác của Đảng và pháp luật.
5. Có các cử chỉ, lời nói, hành vi làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì công chức đi nước ngoài giải quyết việc riêng không được ở nước ngoài quá số ngày đã được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng phải kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã được phê duyệt thì phải kịp thời báo cáo và nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, công chức đi nước ngoài giải quyết việc riêng được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt trong trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng.
Tuy nhiên phải kịp thời báo cáo và nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đi nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?