Ai có thẩm quyền công bố thủ tục hành chính? Đối với thủ tục hành chính được công bố cần đáp ứng điều kiện gì?
Ai có thẩm quyền công bố thủ tục hành chính?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, và được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính quy định như sau:
Thẩm quyền công bố thủ tục hành chính
Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định theo quy định sau đây:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố:
a) Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó phải xác định rõ tên, căn cứ pháp lý, thời gian, địa điểm thực hiện và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định.
b) Thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
Tải trọn bộ các văn bản về công bố thủ tục hành chính: Tải về
Công bố thủ tục hành chính
Mục đích, yêu cầu công bố thủ tục hành chính được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP về kiểm soát thủ tục hành chính quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu công bố thủ tục hành chính
1. Công bố thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc (sau đây gọi chung là thủ tục hành chính) để đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu công bố thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
b) Thủ tục hành chính được công bố phải đúng thẩm quyền, theo quy trình chặt chẽ đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định.
c) Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành đúng thời hạn quy định.
d) Quyết định công bố của Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây viết tắt là Tổng Giám đốc Cơ quan) phải bảo đảm đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; có giá trị thực hiện đối với hệ thống các cơ quan trực thuộc trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối với thủ tục hành chính được công bố cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định như sau:
Điều kiện, phạm vi công bố thủ tục hành chính
1. Điều kiện đối với thủ tục hành chính được công bố
a) Thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
b) Thủ tục hành chính đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cơ quan ban hành.
c) Thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ đối với những nội dung thủ tục hành chính được luật giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định hoặc được giao nhiệm vụ, ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
2. Phạm vi công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, đối với thủ tục hành chính được công bố cần đáp ứng điều kiện nêu trên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?