Ai có thẩm quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự để phòng chống thiên tai? Các biện pháp phòng thủ dân sự khẩn cấp?
Ai có thẩm quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự để phòng chống thiên tai?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thẩm quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự để phòng chống thiên tai như sau:
- Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
- Trang thiết bị, tài sản được huy động để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ; trường hợp bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp cấp thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, thảm họa đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn quản lý hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Lưu ý:
Theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
* Lực lượng nòng cốt bao gồm:
- Dân quân tự vệ, dân phòng;
- Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
* Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Ai có thẩm quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự để phòng chống thiên tai? (hình từ internet)
Tạm dừng hoạt động của trường học là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
b) Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
c) Tạm dừng hoạt động của trường học;
d) Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
đ) Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
e) Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
g) Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tạm dừng hoạt động của trường học là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3. Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3
Biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp khẩn cấp bao gồm các biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp như sau:
Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp
1. Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;
b) Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;
c) Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;
d) Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;
đ) Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.
2. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
3. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định của pháp luật về thiết quân luật.
Như vậy, biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp khẩn cấp bao gồm:
- Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023;
- Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;
- Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;
- Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;
- Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?