Ai có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài? Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là gì?
Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 14 Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích thuật ngữ ly hôn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng do không có sự đồng thuận được về một hoặc các vấn đề sau:
- Chấm dứt quan hệ vợ chồng
- Phân chia tài sản hậu hôn nhân
- Phân chia quyền trực tiếp nuôi con
Đồng thời căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Chiếu theo các quy định trên, ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là việc một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ai có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân, bao gồm việc thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh theo Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, do vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài nên theo quy định trên thì tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.
Tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
Vậy nên trong trường hợp của bạn thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được yêu cầu giải quyết tại Việt Nam theo thủ tục tố tụng tại Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết với trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND Tỉnh/thành phố có thẩm quyền;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.
Thời gian tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Ly hôn đơn phương: thủ tục ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng(nếu có kháng cáo).
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).
Cơ quan giải quyết ly hôn
Theo quy định về thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố.
Hồ sơ làm Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện;
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
CMND và hộ khẩu;
Giấy khai sinh các con;
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
Như vậy, bạn cần năm rõ các thủ tục nói trên, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cũng như các bằng chứng ngoại tình của chồng bạn (nếu có), đây sẽ là căn cứ để tòa án xem xét về việc phân chia tài sản cũng như quyền trực tiếp nuôi con.
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn phương ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?