Ai có thẩm quyền xử lý người điều khiển ô tô là công chức vi phạm luật giao thông? Công chức có bị xử lý kỷ luật trong trường hợp này không?

Người điều khiển ô tô là công chức, bị Cảnh sát giao thông xử phạt vì điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vậy ai có thẩm quyền xử lý và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trên là bao nhiêu? Có bị xử lý kỷ luật không?

Công chức điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định bị xử phạt có bị xử lý kỷ luật không?

Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Theo đó, công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức; những việc công chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Như vậy, việc công chức điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định bị xử phạt thì không bị xử lý kỷ luật.

Công chức

Công chức (Nguồn ảnh: Internet)

Cảnh sát giao thông có quyền xử lý người điều khiển ô tô là công chức vi phạm luật giao thông không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
...

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo quy định trên khi áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ không phân biệt chức danh nghề nghiệp mà mọi người bình đẳng như nhau. Như vậy, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển ô tô vượt quá tốc độ quy định của công chức.

Hành vi điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế bởi điểm c, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Theo đó, tuy vào số km người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ có mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe tương ứng theo quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức

Mai Hoàng Trúc Linh

Công chức
Vượt quá tốc độ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức Vượt quá tốc độ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc tính ra sao?
Pháp luật
Xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' cho công chức viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốt nghiệp đại học loại Giỏi, có được tuyển thẳng vào công chức không thông qua thi tuyển, xét tuyển không?
Pháp luật
Xếp lương trong thời gian tập sự và chế độ nâng bậc lương đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự tuyển công chức cấp xã là gì? Thuộc trường hợp đặc biệt là sẽ được tuyển dụng đối với công chức cấp xã có đúng không?
Pháp luật
Xếp lương đối với công chức cấp xã có bằng đại học theo quyết định cử đi đào tạo được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào