Ai có thể yêu cầu cung cấp thông tin đất đai? Thực hiện khai thác thông tin đất đai thông qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS như thế nào?
- Ai có thể yêu cầu cung cấp thông tin đất đai?
- Có các nguồn cung cấp thông tin đất đai nào?
- Thực hiện khai thác thông tin đất đai thông qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS như thế nào?
- Thực hiện khai thác thông tin đất đai qua hình thức phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu như thế nào?
Ai có thể yêu cầu cung cấp thông tin đất đai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
...
4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
“Điều 13. Những trường hợp không cung cấp dữ liệu
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Pháp luật chỉ quy định ngoại trừ 4 trường hợp nêu trên là không cung cấp dữ liệu, những trường hợp khác sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin đất đai.
Tải trọn bộ các văn bản về yêu cầu cung cấp thông tin đất đai: Tải về
Cung cấp, khai thác thông tin về đất đai (Hình từ Internet)
Có các nguồn cung cấp thông tin đất đai nào?
Tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT) quy định có các hình thức khai thác thông tin đất đai qua các nguồn cung cấp như sau:
- Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
- Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.
Các thông tin đất đai được công bố công khai như sau:
+ Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
+ Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
+ Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy có thể khai thác các thông tin được công bố công khai qua các nguồn trên.
Thực hiện khai thác thông tin đất đai thông qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác dữ liệu đất đai trên mạng internet, cổng thông tin đất đai phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai.
Khi được cấp quyền thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
- Truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; không được làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp;
- Khai thác dữ liệu trong phạm vi được cấp, sử dụng dữ liệu đúng mục đích, không xâm nhập trái phép cơ sở dữ liệu đất đai;
- Quản lý nội dung các dữ liệu đã khai thác, không được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp đã được thỏa thuận, cho phép bằng văn bản của cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
- Không được thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; không được tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống thông tin đất đai; thông báo kịp thời cho cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai về những sai sót của dữ liệu đã cung cấp.
Bên cạnh đó các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm như sau:
- Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có công cụ tìm kiếm dữ liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;
- Bảo đảm khuôn dạng dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến;
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập hệ thống thông tin đất đai;
- Bảo đảm tính chính xác, thống nhất về nội dung, cập nhật thường xuyên và kịp thời của dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai;
- Quy định rõ thời hạn tồn tại trực tuyến của từng loại thông tin;
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Thực hiện khai thác thông tin đất đai qua hình thức phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định các trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 2: Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cung cấp thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?