Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
- Khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay, trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay như thế nào?
- Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trach nhiệm như thế nào trong việc xử lý chất thải nhựa?
Khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay, trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định việc kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật bảo vệ môi trường 2020;
b) Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
...
Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
- Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;
- Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
...
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.
...
Theo quy định trên, người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; Đồng thời, có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trach nhiệm như thế nào trong việc xử lý chất thải nhựa?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định việc iểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
...
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
4. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi.
Như vậy, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ;
Đồng thời, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn sinh hoạt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?