Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Căn cứ Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 2013).
Tại Điều 86 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Theo quy định trên thì người đứng đầu Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch nước.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội Khóa XV sẽ diễn ra vào sáng ngày 02/3/2023, thông qua quyết định bầu ông Võ Văn Thưởng giữ chức danh Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, Tân Chủ tịch nước - Võ Văn Thưởng là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước? (Hình từ Internet)
Hệ thống bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 ra sao?
Căn cứ vào Hiến pháp 2013, bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.
Cụ thể như sau:
(1) Quốc hội
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
(2) Chủ tịch nước
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
(3) Chính phủ
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
(4) Tòa án nhân dân
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Viện Kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
(6) Chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những ai?
Dựa trên Hiến pháp 2013, hiện nay, danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm:
Cơ quan trong Bộ máy Nhà nước | Người đứng đầu |
Quốc hội | Ông Vương Đình Huệ |
Chủ tịch nước | Ông Võ Văn Thưởng |
Chính phủ | Ông Phạm Minh Chính |
Tòa án nhân dân | Ông Nguyễn Hòa Bình |
Viện kiểm sát nhân dân | Ông Lê Minh Trí |
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?