Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì? Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự nào?
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì? Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTC, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro
Cơ quan thuế thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 hoặc quy định hiện hành để xác định các rủi ro chính cần được xử lý, người nộp thuế có rủi ro lớn và hướng xử lý.
Bước 2: Tổ chức thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
Thông tin quản lý rủi ro được thu thập, xử lý theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp thông tin kê khai sai, không đầy đủ phát hiện trong quá trình phân tích rủi ro, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp, giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu và thời hạn thông báo của cơ quan thuế để đảm bảo đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được chính xác.
Bước 3: Thiết lập, cập nhật các chỉ số để phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
Căn cứ kết quả đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý rủi ro quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTC, thông tin quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập, cập nhật các chỉ số tiêu chí, trọng số dùng đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế.
Bước 4: Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế; xác định mức độ rủi ro người nộp thuế; xác định mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các trường hợp giám sát trọng điểm
Người nộp thuế được phân đoạn theo điều kiện xác định phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ khi thực hiện việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế.
Việc thực hiện phân tích, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện bằng các phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Bước 5: Căn cứ kết quả xác định mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng biện pháp quản lý thuế và xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể đối với người nộp thuế.
Bước 6: Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế.
Bước 7: Thực hiện thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.
Cơ quan thuế căn cứ vào đâu để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:
a) Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;
b) Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;
c) Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;
d) Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;
đ) Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;
e) Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
g) Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;
h) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;
i) Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;
k) Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế.
...
Như vậy, cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?