Bác sĩ y học cổ truyền có chứng chỉ định hướng phục hồi chức năng thì có được hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng hay không?
- Bác sĩ y học cổ truyền có chứng chỉ định hướng phục hồi chức năng thì có được hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng hay không?
- Bác sĩ y học cổ truyền muốn hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
- Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho Bác sĩ y học cổ truyền muốn hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng như thế nào?
Bác sĩ y học cổ truyền có chứng chỉ định hướng phục hồi chức năng thì có được hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng hay không?
Căn cứ theo phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại điểm 8 Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT thì:
"8. Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, lương y: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền."
Do đó Bác sĩ y học cổ truyền không được hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng.
Tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) có quy định:
"Điều 4. Các trường hợp cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Việc cấp chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
...
b) Cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề khi có thay đổi nội dung trong chứng chỉ hành nghề, bao gồm:
- Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khi người hành nghề đề nghị thêm chuyên khoa khác với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề;
Đối với các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với chuyên khoa mà người hành nghề đã được ghi trong chứng chỉ hành nghề, người hành nghề được thực hiện kỹ thuật sau khi có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn đó do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cho phép thực hiện bằng văn bản, mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề.
- Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khi người hành nghề đề nghị thay đổi chuyên khoa khác với chuyên khoa đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề"
Như vậy, trong trường hợp này anh phải thực hiện đề nghị cấp điều chỉnh bổ sung chứng chỉ hành nghề thêm chuyên khoa khác với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp.
Chỉ trừ trường hợp đối với các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác chuyên khoa ghi trong chứng chỉ hành nghề mà đáp ứng điều kiện nêu trên thì không cần phải bổ sung thêm trong chứng chỉ hành nghề.
Cũng theo quy định này khi anh thực hiện cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề được xem là cấp mới và thủ tục sẽ thực hiện theo quy định về cấp mới chứng chỉ.
Bác sĩ y học cổ truyền (Hình từ: Internet)
Bác sĩ y học cổ truyền muốn hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp với thời gian đào tạo tối thiểu là 6 tháng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho Bác sĩ y học cổ truyền muốn hoạt động chuyên môn về phục hồi chức năng như thế nào?
Về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho Bác sĩ y học cổ truyền được quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
- Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế;
- Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế.
Như vậy tùy thuộc vào đơn vị anh làm việc mà nơi nộp hồ sơ sẽ khác nhau.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thực hiện theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 10. Thủ tục cấp, cấp lại và quản lý chứng chỉ hành nghề
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
d) Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề."
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bác sĩ y học cổ truyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?