Bài giảng của giảng viên đại học được cung cấp cho sinh viên trước hay sau giờ giảng để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học?
Bài giảng của giảng viên đại học là tài liệu thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT định nghĩa về bài giảng của giảng viên đại học như sau:
Bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
Bài giảng của giảng viên đại học được cung cấp cho sinh viên trước hay sau giờ giảng?
Bài giảng của giảng viên đại học phải cung cấp cho sinh viên trước hay sau giờ học?
Bài giảng của giảng viên đại học khi đưa vào sử dụng và giảng dạy cần đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 3 và Điều 5 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT như sau:
* Yêu cầu chung đối với bài giảng của giảng viên đại học
- Việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tài liệu giảng dạy được xuất bản dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu một học phần của chương trình đào tạo trong cơ sở đào tạo không được sử dụng tên dẫn đến gây hiểu nhầm về mục đích sử dụng tài liệu.
* Yêu cầu đối với bài giảng của giảng viên đại học
- Bài giảng phải có nội dung phù hợp, thống nhất với nội dung được quy định trong đề cương chi tiết của học phần và giáo trình giảng dạy chính thức, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần và yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Bài giảng phải có nội dung cụ thể, có danh mục tài liệu tham khảo, có ví dụ minh họa, có câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành vận dụng, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới để bảo đảm bài giảng ngày càng khoa học, hiện đại, mang tính thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo. Giảng viên biên soạn bài giảng bằng ngôn ngữ giảng dạy học phần và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của bài giảng.
- Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với bài giảng theo từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo; quy định về quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên và của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, bài giảng của giảng viên đại học phải đáp ứng các yêu cầu trên để đảm bảo được đưa vào sử dụng và giảng dạy.
Căn cứ Điều 8 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc sử dụng bài giảng của giảng viên đại học như sau:
- Bài giảng của giảng viên phải được cung cấp cho người học trước hoặc trong hoặc sau giờ giảng để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quy định về nội dung, hình thức bài giảng và việc cung cấp nội dung bài giảng cho người học.
- Tài liệu tham khảo phải được công khai về tên tài liệu, năm xuất bản, nơi xuất bản hoặc địa chỉ truy cập nguồn dữ liệu trên mạng internet; thường xuyên bổ sung tài liệu mới để giảng viên, người học biết và sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập, đồng thời phải bảo đảm để giảng viên và người học có khả năng truy cập, sử dụng dễ dàng và thuận tiện.
- Cơ sở đào tạo quy định cụ thể quy trình đưa bài giảng, tài liệu tham khảo vào sử dụng trong giảng dạy, học tập tại cơ sở đào tạo; quy định về việc sử dụng, giám sát, quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên, người học và các bên liên quan trong việc cung cấp và tiếp cận bài giảng do giảng viên biên soạn, tài liệu tham khảo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, quy định việc công khai và mức độ công khai bài giảng của giảng viên.
Như vậy, theo quy định trên, ta thấy bài giảng của giảng viên đại học có thể được cung cấp trước hoặc trong hoặc sau giờ học nhưng phải đảm bảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Bài giảng của giảng viên đại học được công khai và lưu trữ thế nào?
Việc công khai và lưu trữ bài giảng của giảng viên đại học được quy định tại Điều 16 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 16. Công khai và lưu trữ
1. Cơ sở đào tạo công khai quy định của cơ sở đào tạo và các quy định khác có liên quan đến việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong giáo dục đại học trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước khi tổ chức áp dụng thực hiện. Công khai danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản an toàn các tài liệu có liên quan tới công tác biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong cơ sở đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học theo các quy định của pháp luật."
Như vây, việc sử dụng bài giảng của giảng viên đại học trong hoạt động giảng dạy phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Bài giảng của giảng viên đại học phải được cung cấp cho sinh viên trước hoặc trong hoặc sau giờ học để đảm bảo phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên. Việc công khai và lưu trữ bài giảng của giảng viên đại học được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bài giảng của giảng viên đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?