Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu như thế nào? Ai là Trưởng ban?
Bộ phận nào quản lý toàn diện Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 733/QĐ-BGDĐT năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác Cổng thông tin điện tử
1. Ban Biên tập quản lý toàn diện Cổng thông tin điện tử; Cục Công nghệ Thông tin chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật; Trung tâm Truyền thông Giáo dục (Văn phòng Bộ) chịu trách nhiệm về mặt nội dung; các đơn vị thuộc Bộ phối hợp cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
...
Theo quy định trên, Ban Biên tập quản lý toàn diện Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 733/QĐ-BGDĐT năm 2017 quy định như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử
1. Điều 21 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định: “Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử là bộ phận giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan chủ quản trong việc tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và phối hợp xử lý dịch vụ công để đảm bảo hoạt động của cổng thông tin điện tử. Bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan chủ quản là cơ quan thường trực của Ban Biên tập”.
2. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu gồm:
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban.
- Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó Trưởng ban Thường trực.
- Phó Chánh Văn phòng (phụ trách truyền thông) - Phó Trưởng ban phụ trách nội dung.
- Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Phó Trưởng ban phụ trách công nghệ thông tin.
- Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục - Ủy viên Thường trực; kiêm Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Ban Biên tập.
- Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ - Ủy viên.
...
Như vậy, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu gồm:
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban.
- Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó Trưởng ban Thường trực.
- Phó Chánh Văn phòng (phụ trách truyền thông) - Phó Trưởng ban phụ trách nội dung.
- Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Phó Trưởng ban phụ trách công nghệ thông tin.
- Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục - Ủy viên Thường trực; kiêm Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Ban Biên tập.
- Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ - Ủy viên.
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại khoản 3 Điều 5 Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 733/QĐ-BGDĐT năm 2017 quy định như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử
...
3. Ban Biên tập có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo sản xuất, thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; đảm bảo cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo lên Cổng thông tin điện tử.
- Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử.
- Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử.
- Hướng dẫn các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ trong việc cung cấp, xử lý thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Định kỳ hàng quý, năm báo cáo Bộ trưởng về hoạt động của Cổng thông tin điện tử và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng.
- Trưởng Ban Biên tập xây dựng quy chế làm việc của Ban Biên tập và tổ chức thực hiện.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, lập dự toán thu chi tài chính trình Bộ trưởng xét duyệt.
- Hàng năm rà soát và đề xuất phương án nâng cấp, chỉnh sửa Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng thời xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin cho Cổng thông tin điện tử, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ số.
Theo đó, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo sản xuất, thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; đảm bảo cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo lên Cổng thông tin điện tử.
- Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử.
- Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử.
- Hướng dẫn các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ trong việc cung cấp, xử lý thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Định kỳ hàng quý, năm báo cáo Bộ trưởng về hoạt động của Cổng thông tin điện tử và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng.
- Trưởng Ban Biên tập xây dựng quy chế làm việc của Ban Biên tập và tổ chức thực hiện.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, lập dự toán thu chi tài chính trình Bộ trưởng xét duyệt.
- Hàng năm rà soát và đề xuất phương án nâng cấp, chỉnh sửa Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng thời xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin cho Cổng thông tin điện tử, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ số.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cổng thông tin điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?