Bản đồ lập địa cấp 3 là gì? Thông tin dữ liệu trên bản đồ lập địa cấp 3 phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Bản đồ lập địa cấp 3 là gì?
Bản đồ lập địa cấp 3 được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019 về Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 3: Bản đồ lập địa cấp III như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa
3.1
Lập địa (Site)
Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.
3.2
Lập địa cấp III (Site class III)
Đơn vị lập địa ở mức khái quát như một khu vực khí hậu hoặc vùng sinh thái lâm nghiệp hội tụ đủ 3 yếu tố gồm: kiểu đất phụ, lượng mưa và kiểu địa hình phụ, trong đó mỗi kiểu địa hình phụ không phân chia theo cấp độ dốc và cấp ngập nước.
3.3
Bản đồ lập địa cấp III (Site map class III)
Bản đồ khái quát về lập địa được thể hiện lớp nền, ranh giới lô lập địa, ký hiệu các yếu tố lập địa, màu sắc và kiểu trải nền một số yếu tố lập địa chủ yếu trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1:250 000 và 1:1 000 000.
Như vậy, theo quy định, bản đồ lập địa cấp 3 được hiểu là bản đồ khái quát về lập địa được thể hiện lớp nền, ranh giới lô lập địa, ký hiệu các yếu tố lập địa, màu sắc và kiểu trải nền một số yếu tố lập địa chủ yếu trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1:250 000 và 1:1 000 000.
Bản đồ lập địa cấp 3 là gì? (Hình từ Internet)
Thông tin dữ liệu trên bản đồ lập địa cấp 3 phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019 về Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 3: Bản đồ lập địa cấp III quy định thì thông tin dữ liệu trên bản đồ lập địa cấp 3 phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
(1) Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng chữ, bao gồm: tên đơn vị hành chính huyện, tỉnh, tên địa danh, tên các hồ sông suối lớn, tên các dãy núi cao trên 1000 mét, mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp III từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019.
(2) Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng điểm, bao gồm: điểm độ cao trên 1000 mét, trụ sở ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh, mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp III từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019.
(3) Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng đường, bao gồm: đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính huyện tỉnh; thủy văn một nét gồm sông, suối chính; đường sắt, hệ thống đường bộ, đường thủy trên sông lớn, đường bình độ; mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp III từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019.
(4) Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng vùng, bao gồm: ranh giới lô lập địa cấp III; thủy văn hai nét gồm hồ lớn, sông lớn, biển; ranh giới khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp; mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp III từng tỷ lệ theo quy định tại phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019.
Nội dung trình bày bản đồ lập địa cấp 3 gồm những gì?
Nội dung trình bày bản đồ lập địa cấp 3 được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-3:2019 về Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 3: Bản đồ lập địa cấp III như sau:
Nội dung trình bày, đặt tên và khung lưới bản đồ lập địa
6.1 Nội dung trình bày bản đồ
6.1.1 Tên lớp bản đồ gồm tên khu vực lập bản đồ và tên một trong các lớp bản đồ dạng chữ, dạng đường, dạng điểm và dạng vùng quy định tại quy định tại Phụ lục E.
6.1.2 Số hiệu lô được ký hiệu bằng chữ số Ả rập, đánh số theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ trái qua phải, bản đồ lập địa cấp vùng đánh số hiệu lô theo huyện, bản đồ lập địa cấp quốc gia đánh số hiệu lô theo tỉnh.
6.1.3 Thông tin trong lô lập địa thể hiện trên bản đồ quy định: Tử số ghi số hiệu lô, mẫu số ghi ký hiệu lập địa cấp III, dấu gạch ngang, đến diện tích lô.
6.1.4 Kích cỡ, ký hiệu chí hướng bản đồ các khổ giấy khi in theo quy định tại Phụ lục G, TCVN 11565: 2016.
6.1.5 Mẫu trình bày bản đồ lập địa cấp III tham khảo trong Phụ lục F.
6.2 Tên bản đồ, cỡ chữ, kiểu chữ
6.2.1 Màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, kiểu dáng tên bản đồ và khu vực lập bản đồ theo quy định tại Phụ lục D, xem bảng D1, TCVN 11565: 2016.
6.2.2 Màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ các đối tượng ghi chú trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 250 000 và 1: 1 000 000 theo quy định tại Phụ lục D, xem bảng D4, D7, D10, TCVN 11565: 2016.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung trình bày bản đồ lập địa cấp 3 bao gồm:
- Tên lớp bản đồ gồm: tên khu vực lập bản đồ và tên một trong các lớp bản đồ dạng chữ, dạng đường, dạng điểm và dạng vùng.
- Số hiệu lô được ký hiệu bằng chữ số Ả rập, đánh số theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ trái qua phải, bản đồ lập địa cấp vùng đánh số hiệu lô theo huyện, bản đồ lập địa cấp quốc gia đánh số hiệu lô theo tỉnh.
- Thông tin trong lô lập địa thể hiện trên bản đồ quy định: Tử số ghi số hiệu lô, mẫu số ghi ký hiệu lập địa cấp III, dấu gạch ngang, đến diện tích lô.
- Kích cỡ, ký hiệu chí hướng bản đồ các khổ giấy khi in.
- Mẫu trình bày bản đồ lập địa cấp 3.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?